Chờ đợi không là hạnh phúc

(Baohatinh.vn) - Ngày muộn, thấy số điện thoại của cô giáo, tôi giật mình lo lắng. Đến giờ này vẫn chưa có ai đón con cả, gọi điện chồng: “Sao anh không đón con? Em đã bảo hôm nay em có việc về muộn rồi mà!”. Anh giật mình: “Thôi chết! Anh xem bóng đá nên quên mất”.

Sân trường vắng tanh, ánh đèn hắt ra từ khung cửa lớp nhạt nhòa. Cô giáo đang dọn dẹp lớp học, con ngồi một mình thu lu nơi cửa lớp, ánh mắt thẫn thờ nhìn ra khoảng không chờ đợi. Thấy bóng mẹ, con như giật mình thảng thốt, ôm chầm lấy mẹ rồi òa khóc nức nở. Một cảm giác ân hận xâm chiếm lấy tôi suốt quãng đường về.

cho doi khong la hanh phuc

Đợi chờ bố mẹ sau mỗi buổi chiều tan học là nỗi ám ảnh của không it đứa trẻ ngày nay. (Ảnh mang tính minh hoạ)

Người lớn vì áp lực cuộc sống, vì bao công việc bộn bề luôn có trăm nghìn lý do để không thể đón con đúng giờ nhưng với trẻ con, đó chỉ duy nhất là nỗi ám ảnh phải đợi chờ. Và đó là nỗi ám ảnh mà rất nhiều đứa trẻ ngày nay đang phải trải qua.

Tuổi thơ tôi cũng đã từng nhiều lần nước mắt ngấn bờ mi mỗi chiều tan học. Cái cảm giác hụt hẫng, buồn bã rồi sợ hãi khi từng bạn, từng bạn được bố mẹ đón về, chỉ còn lại mình tôi với cô giáo hoặc bác bảo vệ trong sân trường vắng tanh vẫn ám ảnh đến bây giờ. Với một đứa trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu hết nỗi vất vả của cuộc mưu sinh thì sự chờ đợi sau mỗi chiều tan học thật kinh khủng.

Khi học mẫu giáo, sự hờn trách được thể hiện bằng những giọt nước mắt, những cơn khóc òa; khi lớn hơn chút nữa, tôi như quen dần với điều đó và cứ mặc định rằng, sau mỗi buổi học là sự chờ đợi. Nó lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, cho đến lúc tôi có thể tự mình đạp xe đi học. Chiều nay, ánh mắt con một lần nữa nhắc tôi nhớ về những ám ảnh đợi chờ thời thơ bé. Tôi vẫn thường nhắc mình cố gắng để con không phải trải qua cảm giác đó, nhưng rồi cuộc sống bộn bề và đôi khi vì bận, vì quên, người lớn chúng ta vẫn để con trẻ lẻ loi, thui thủi trong những buổi chiều chờ đợi.

Vẫn biết, ai chẳng muốn được thong thả đón con đúng giờ, nhưng vì điều kiện không cho phép, cha mẹ vẫn phải để con chờ. Nhưng cũng có người nghĩ rằng, việc của người lớn mới quan trọng, trẻ con chỉ có mỗi việc chơi thì chờ bố mẹ tí cũng chẳng sao. Chính vì suy nghĩ đó mà nhiều đứa trẻ trải qua tuổi thơ là những tháng ngày chờ đợi và lâu dần trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức. Đó là chưa kể đến trong xã hội ngày nay, nguy cơ đối với trẻ là luôn tiềm ẩn. Chúng sẽ không đủ sức tự bảo vệ mình và những điều tồi tệ có thể xảy đến trong sự hối hận muộn màng của người lớn.

Mang đến cho con một cuộc sống đủ đầy về vật chất là mong muốn của hầu hết cha mẹ, nhưng cuộc sống tinh thần của con cũng rất quan trọng. Bắt con chờ đợi - điều tưởng chừng như là nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con. Trẻ con không cần biết lý do bố mẹ không đón chúng đúng giờ và chắc hẳn những đứa trẻ phải trải qua giờ phút chờ đợi đó sẽ không tránh khỏi cảm giác bị “bỏ rơi”. Vì với chúng, chờ đợi chưa bao giờ là hạnh phúc.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).