Chủ tịch nước dự và phát biểu tại Singapore Lecture 38

Tiếp tục chuyến thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Singapore, sáng nay (30/8), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến dự và có bài phát biểu chính tại Singapore Lecture 38 với chủ đề “Đoàn kết, chung sức hành động, cùng phát triển bền vững” do Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức.

Đây là diễn đàn uy tín hàng đầu của Singapore. Sự kiện này thu hút 550 học giả quốc tế và nhiêu nhà lãnh đạo, chính trị gia của Chính phủ Singapore.

chu tich nuoc du va phat bieu tai singapore lecture 38

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự diễn đàn Singapore Lecture 38.

Bày tỏ vui mừng được gặp gỡ và trao đổi với các nhà lãnh đạo, chính trị gia, thành viên nội các, giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả tại Singapore Lecture - diễn đàn uy tín hàng đầu của Singapore, Chủ tịch nước cho rằng sự có mặt của các đại biểu thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới quan hệ Việt Nam – Singapore, cũng như mong muốn cùng chia sẻ, chung sức hành động vì một Đông Nam Á ổn định, hợp tác và phát triển; một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng trong một thế giới đang chuyển mình với nhiều cơ hội và thách thức, hướng tới những điều tốt đẹp.

Đánh giá về tình hình khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - chiến lược, kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới.

Biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới. Cả khu vực đang nỗ lực vươn lên, thúc đẩy các sáng kiến liên kết, hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...

Chủ tịch nước cho rằng, những diễn biến đáng quan ngại gần đây trong khu vực và trên Biển Đông, đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, có nguy cơ làm xói mòn lòng tin, ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác khu vực.

Dẫn lời Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói: “Bạn không thể chỉ đưa ra những lời hứa hẹn mà bạn phải thực hiện những điều bạn nói”, Chủ tịch nước cho rằng con đường duy nhất để biến ước vọng thành hiện thực là tất cả quốc gia đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Đó chính là mục tiêu của ASEAN. Nhiều năm qua, với tầm nhìn vượt qua những lợi ích riêng của mình, ASEAN đã và đang thể hiện tiếng nói ngày càng mạnh mẽ, có trách nhiệm đối với những mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế và khu vực, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh...

Đến nay, ASEAN đã rất thành công trong việc thu hút sự can dự chiến lược của các nước lớn vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực và trên thế giới. Một cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc với vai trò trung tâm của ASEAN là phù hợp và đáp ứng lợi ích của tất cả các bên”.

Để phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, vững vàng trước những khó khăn, thách thức, Chủ tịch nước cho rằng ASEAN cần đẩy mạnh thực hiện bốn nội dung then chốt gọt tắt là CIROP đó là: Tăng cường gắn kết (Coherence) về chính trị, tập trung thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và các chuẩn mực ứng xử chung; Đẩy mạnh liên kết (Integration) về kinh tế, văn hóa - xã hội, khai thác thế mạnh kinh tế, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, tạo nên sức mạnh của Cộng đồng; Đề cao trách nhiệm, ý thức cùng chung vận mệnh (Responsibility), trong đó coi trọng thực hiện các nguyên tắc nền tảng của ASEAN, lấy đoàn kết và đồng thuận là giá trị đặc trưng mà các quốc gia thành viên cần tôn trọng, giữ gìn; Cùng hướng tới người dân (of People), hình thành các cơ chế để người dân các nước ASEAN tham gia vào quá trình hoạch định, giám sát và thực thi chính sách, lấy phục vụ người dân là mục tiêu tối thượng trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng.

chu tich nuoc du va phat bieu tai singapore lecture 38

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Singapore Lecture 38.

Nói về những hy sinh, mất mát của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX do đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Chủ tịch nước nhấn mạnh, với sự hợp tác và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, với ý chí và tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân Việt Nam đã vươn lên từ áp bức, đứng lên từ đổ nát và đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu.

Lịch sử cho thấy, đoàn kết, trong đó có đoàn kết quốc tế là “truyền thống quý báu và bài học lớn” của dân tộc Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm đó ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối, chính sách đối ngoại và hành động của Viêt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ: “Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Theo đó Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với đối tác lớn, đối tác quan trọng, nâng cao hiệu quả hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế”.

Trong vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình thông qua các tiến trình chính trị, ngoại giao, pháp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, yêu cầu các bên liên quan nghiêm chỉnh thực hiện DOC và đàm phán thực chất COC.

Làm sâu sắc hơn nữa Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

Nói về quan hệ Việt Nam - Singpaore, Chủ tịch nước bày tỏ sự khâm phục trong phát triển kinh tế xã hội từ ngày lập nước đến nay. Chủ tịch nước cho rằng đây là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, trong các vấn đề khu vực và quốc tế, Việt Nam và Singapore cùng có lợi ích rất căn bản trong việc xây dựng ASEAN vững mạnh và hệ thống đối tác tin cậy, duy trì một trật tự quốc tế hòa bình, ổn định, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Việt Nam mong muốn cùng Singapore thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, hợp tác trên biển, trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Mục tiêu của quan hệ Đối tác chiến lược hai nước chúng ta không gì khác là Singapore thịnh vượng, Việt Nam phát triển bền vững, qua đó góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN phồn thịnh, hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương”.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước gửi lời cảm ơn tới Chính phủ và nhân dân Singapore, đặc biệt là Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, đã dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả trong thời gian qua.

Chủ tịch nước mong rằng qua buổi trao đồi hôm nay, giúp các các nhà lãnh đạo, chính trị gia, thành viên nội các, giáo sư, nhà nghiên cứu… cùng hiểu rõ hơn về các vấn đề khu vực và quốc tế liên quan tới chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Việt Nam –Singapore để từ đó có thêm những hoạt động hợp tác cụ thể, cùng chung sức vì lợi ích chung...

Theo VOV

Chủ đề Hội nhập Quốc tế

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.