Chữ và nghĩa: Chào buổi sáng

Tôi không bàn về vấn đề nội dung các chương trình mà chỉ trao đổi về một vấn đề liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ. Đó là việc sử dụng câu "Chào buổi sáng" của người dẫn chương trình (MC) truyền hình.

Sáng tinh mơ, 5h30, mở ti vi, chúng ta sẽ thấy một cô MC trẻ trung xinh đẹp đứng sẵn trong phòng kỹ thuật. Cô tươi cười nói mấy câu giới thiệu trước chương trình “Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ngay sau đây nhé!” và tất tả đi vào studio. Màn hình chuyển cảnh một lát, rồi trường quay xuất hiện. Cô MC tiến về ghế của mình, vừa đi vừa cất tiếng “Chào buổi sáng các anh chị”, hoặc "Chào buổi sáng anh H.H.!“, hoặc”Chào buổi sáng chị L.A.!"... Mấy MC (đã ngồi sẵn từ trước) cũng tươi cười chào lại "Chào buổi sáng chị Q.H.!“,”Chào buổi sáng chị H.T.!"…

Có thể nói, người Việt ta từ xưa đến nay không có lời chào như vậy.

Chữ và nghĩa: Chào buổi sáng

MC Quỳnh Hoa dẫn bản tin thời tiết của chương trình “Chào buổi sáng”. Ảnh minh hoạ - Nguồn: VTC

Trong hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” (do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức, 2016), TS Phạm Viết Long đã có báo cáo nhan đề “Chào buổi sáng! Chào ai?”. Theo ông: “Có một hiện tượng tưởng chừng nhỏ, nhưng đang tác động hàng ngày đến đời sống văn hóa của chúng ta, đó là tiêu đề của một chương trình rất quen thuộc:”Chào buổi sáng“… Mỗi lần xem, tôi thường tự hỏi: Chương trình này nói là chào, nhưng chào ai đây? Sao mà nó xa lạ với cách chào của người Việt chúng ta đến thế”.

Chúng ta biết, lời chào được thể hiện khác nhau ở mỗi dân tộc. Cũng theo TS Phạm Việt Long: "Khi chào nhau, người Việt bao giờ cũng hướng vào đối tượng cụ thể mà không quan tâm đến thời điểm diễn ra cuộc gặp… Lối chào ấy thể hiện quan hệ giữa người chào và người được chào, vừa tỏ rõ sự tôn trọng, vừa nói lên sự gần gũi giữa 2 đối tượng. Lối chào ấy thống nhất với lối xưng hô cụ thể trong ngôn ngữ người Việt, cũng rất khác với lối xưng hô chung chung của người phương Tây".

Ta thấy, chẳng hạn, người Anh có 3 câu chào khác nhau (dành cho 3 buổi khác nhau) trong 1 ngày: 1) Buổi sáng là “Good morning”, 2) Buổi chiều (sau 12h trưa) là “Good afternoon”, 3) Buổi tối là “Good evening”. Người Nga cũng có 3 câu chào tương tự (Доброе утро, Добрый день, Добрый вечер) dành cho 3 buổi trong ngày - theo chiết đoạn thời gian có khác chút ít. Dịch lần lượt sang tiếng Việt là “Buổi sáng tốt lành (vui vẻ, may mắn)”, “Buổi trưa tốt lành”, “Buổi tối tốt lành”. Nhưng đó là nghĩa tường minh để ta hiểu hàm ý (suy nghĩ, mong muốn) của dân tộc đó khi chào, chứ về chức năng, nó chỉ là một câu chào theo nghi thức quy ước. Gặp bất kỳ ai (nam nữ, già trẻ, lãnh đạo hoặc nhân viên…) người ta chỉ dùng câu chào đó.

Nếu chuyển sang tiếng Việt, người dịch phải chọn một biến thể thích hợp: “Em chào thầy!”, “Cháu chào bác!”, “Xin chào thủ trưởng!”, “Chào bạn!”... Chả ai nói “Chào anh buổi sáng (tốt lành)”, “Chào bác buổi chiều (may mắn)”, hoặc cộc lốc “Chào buổi sáng!”, “Chào buổi chiều!”, “Chào buổi tối!”… Cũng như người Anh gặp nhau năm mới nói “Happy New Year” (Năm mới tốt lành (hạnh phúc, may mắn))!“, còn người Nga nói”С Новым годом!“(Cùng năm mới!)… thì các câu này tương đương với câu”Chúc mừng năm mới" trong tiếng Việt…

Đài có thể đặt chương trình là “Chào buổi sáng” cho mới lạ (và cũng phù hợp). Nhưng việc MC dùng tên chương trình để chào thì cần phải điều chỉnh. Các MC chỉ cần nói: "Chào anh B.A.!“,”Chào anh Q.V. và chị L.C.!“,”Chào bạn T.H.!“… Và để thể hiện thịnh tình và cho sinh động, vui vẻ, MC có thể thêm (sau lời chào):”Chúc anh (chị) có một buổi sáng vui vẻ!".

Mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện theo các nghi thức khác nhau (trong chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, khen chê…). Học hỏi cái hay, cái phong phú của nhau cũng tốt. Nhưng học gì thì học, phải phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa dân tộc.

"Chào buổi sáng!" của người ta

"Chào anh!", câu ấy mới là của em!

Theo TT&VH

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.