Chuẩn mực phát ngôn

(Baohatinh.vn) - Đầu năm học mới, câu chuyện về các khoản thu chi, vai trò của hội cha mẹ học sinh tại các trường học thường được đưa ra luận bàn. Song, điều không hay là, thay vì đóng góp ý kiến tại cuộc họp phụ huynh của trường, họ lại im lặng để sau đó lại “lên tiếng” ở nơi không đúng chỗ.

Chuẩn mực phát ngôn

Ảnh minh họa từ internet.

Năm học mới vừa khai giảng trong niềm hân hoan của đông đảo học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Sau vài tuần học đầu tiên, nhiều trường học đã tổ chức cuộc họp phụ huynh như thông lệ hằng năm.

Tại diễn đàn khá quan trọng này, nhiều nội dung liên quan đến chương trình dạy học, sinh hoạt, rèn luyện của học sinh được ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh. Và, có một vấn đề luôn “nóng” - đó là các khoản thu đầu năm.

Có những khoản thu đã nằm trong quy định, khoản thu “cứng” nhưng cũng có không ít khoản thu chưa thực sự hợp lý gây nên những ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh. Ai cũng biết các cuộc họp phụ huynh là nơi để mỗi bậc làm cha, làm mẹ bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến với nhà trường. Ban liên lạc cha mẹ học sinh được lập nên để triển khai các công việc chung của lớp; đóng vai trò là cầu nối giữa phụ huynh - nhà trường, góp phần tháo gỡ vướng mắc nếu có.

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là không phải phụ huynh nào cũng phát huy trách nhiệm, thẳng thắn chia sẻ, cùng bàn bạc để đưa ra phương án hợp lý nhất về các khoản thu và hoạt động của hội cha mẹ học sinh.

Chuẩn mực phát ngôn

Ngày nay, thông tin được dễ dàng lan truyền trên không gian mạng với tốc độ chóng mặt. Ảnh minh họa từ internet.

Tại diễn đàn công khai này, khi được khuyến khích đóng góp ý kiến thì nhiều phụ huynh không tham gia để rồi sau đó, họ lại dùng quyền “tự do ngôn luận” để “bày tỏ chính kiến” về sự không hài lòng đối với nhà trường hoặc phàn nàn về hoạt động của ban liên lạc cha mẹ học sinh trên diễn đàn mạng xã hội...

Thậm chí, có phụ huynh còn quy kết một số khoản thu có sự “nháy mắt” giữa nhà trường và ban liên lạc cha mẹ học sinh nhằm mục đích tận thu. Những phát ngôn, nhận định thiếu căn cứ xác thực trên mạng xã hội như vậy gây ra không ít hệ lụy, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giáo viên, phụ huynh và cả các em học sinh.

Người lớn vẫn thường dạy con trẻ về tính thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm nhưng có khi chính bản thân họ lại cho thấy sự “phản bội” của chính mình. Chúng ta phải luôn nhớ làm gương ngay từ những hành động nhỏ nhất, chuẩn mực từ việc phát ngôn!

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.