Chứng đầy hơi - nguyên nhân và cách khắc phục

Hầu hết mọi người đều bị đầy hơi. Đầy hơi quá mức có thể gây ra cảm giác khó chịu. Nó thường xảy ra do ăn một số loại thực

1. Các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đầy hơi

Tình trạng sức khỏe cơ bản: Một số tình trạng mạn tính có thể gây ra đầy hơi, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc viêm dạ dày. Một số loại ung thư có thể dẫn đến tắc nghẽn trong ruột. Bất kỳ ai gặp phải tình trạng đầy hơi tăng đột ngột hoặc ngày càng trầm trọng hơn nên đến gặp bác sĩ.

Các vấn đề về túi mật: Sỏi mật và viêm túi mật có thể gây thêm khí trong khoang bụng.

Sỏi túi mật và viêm túi mật có thể gây đầy hơi, căng chướng bụng.

Táo bón: Phân bị tắc nghẽn có thể khiến việc tống khí thừa ra ngoài khó khăn hơn, dẫn đến tích tụ nhiều hơn và gây khó chịu.

Viêm dạ dày ruột và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác: Bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa, hoặc ngộ độc thực phẩm , có thể gây tích tụ khí. Ví dụ nhiễm vi khuẩn đường ruột Escherichia coli (E. coli), bệnh giun chỉ và bệnh Giardia.

Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột dẫn đến đầy hơi.

Thuốc nhuận tràng: Sử dụng thường xuyên và quá nhiều thuốc nhuận tràng có thể làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.

Các nguyên nhân khác bao gồm mang thai, viêm tụy, bệnh Hirschsprung, hội chứng tiền kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung,…

Nếu có dấu hiệu ngộ độc hoặc tắc ruột, hoặc nếu có máu trong phân, cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

2. Một số biện pháp khắc phục tại nhà

Đầy hơi thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là tất cả những gì cần thiết.

Bạn có thể tránh đầy hơi bằng cách không ăn những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, chẳng hạn như những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate không thể hấp thụ được.

Nên ăn một số loại thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa hơn bao gồm:

ChuốiTrái cây họ cam quýtQuả nhoRau diếpCơmSữa chua (nhưng những người không dung nạp lactose nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn thêm).

Các mẹo khác để giảm đầy hơi bao gồm:

Ăn nhiều bữa nhỏ: Các triệu chứng thường cải thiện nếu bạn chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày, từ 4 đến 6 bữa, thay vì 3 bữa lớn.

Ăn chậm: Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt.

Tránh kẹo cao su và đồ uống có ga: Nhai kẹo cao su khiến người bệnh nuốt nhiều không khí hơn. Điều này có thể làm tăng tình trạng đầy hơi.

Không hút thuốc: Hút thuốc lá khiến mọi người nuốt nhiều không khí hơn, và nó cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.

Kẹo cao su và thuốc lá là những tác nhân gây khí trong ruột.

Chọn các sản phẩm sữa có hàm lượng lactose thấp: Loại bỏ thực phẩm chứa nhiều lactose có thể cải thiện các triệu chứng đầy hơi.

Tập thể dục: Hoạt động giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và điều này có thể giúp giảm đầy hơi và chướng bụng.

Bổ sung probiotics: Các chất bổ sung probiotic có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và làm giảm các triệu chứng đầy hơi và chướng bụng.

Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không đủ để loại bỏ đầy hơi, thuốc không kê đơn (OTC) có thể hữu ích.

Bạn có thể sử dụng viên uống than hoạt tính dạng nén có bán tại các hiệu thuốc không cần kê đơn. Than hoạt tính hấp thụ khí trong ruột của bạn và làm giảm các triệu chứng đầy hơi. Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia y tế đều khuyên bạn nên sử dụng than hoạt tính vì lợi ích của nó là không rõ ràng.

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Thông thường, đầy hơi chỉ khiến người mắc có cảm giác khó chịu và có thể gây ra sự bối rối nếu có mùi. Tuy nhiên, nếu đầy hơi chướng bụng dai dẳng có thể gây căng thẳng, thậm chí sự hạn chế giao tiếp còn gây chứng trầm cảm .

Bạn có thể đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đầy hơi xảy ra quá thường xuyên, lượng khí dư thừa tích tụ khiến các triệu chứng bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn, khí thường được giải phóng một cách không chủ ý và có mùi khó chịu. Các triệu chứng bổ sung như đau nhói hoặc chuột rút ở bụng và các cơn đau thay đổi vị trí cho thấy một tình trạng tiêu hóa tiềm ẩn có thể xảy ra.

Đầy hơi nghiêm trọng và dai dẳng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán bệnh cụ thể và có hướng điều trị sớm.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói