Nông nghiệp

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 2: “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 3: Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Chương trình OCOP ở Hà Tĩnh đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy sự tự tin, sáng tạo của chủ cơ sở, hộ sản xuất, đồng thời làm nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM một cách hiệu quả, bền vững.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Video: ­Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá một số kết quả Chương trình OCOP đạt được.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Ngắm nhìn “cơ ngơi” khang trang, bề thế rộng hơn 3 ha tọa lạc ở vị trí đắc địa trên tuyến đường ven biển Thạch Khê - Vũng Áng, đặc biệt là dây chuyền sản xuất nước mắm bằng công nghệ hiện đại, bà Lê Thị Khương - Giám đốc HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) vẫn chưa hết xúc động trước những nỗ lực của bản thân. “Gia đình tôi làm nghề chế biến nước mắm từ nhiều đời nay với lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu ủ chượp truyền thống. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi khi năm 2018, tôi được chọn thí điểm tham gia chương trình OCOP. Chúng tôi được tư vấn, hỗ trợ từ đầu tư dây chuyền sản xuất đến thay đổi bao bì, nhãn mác; được tham dự nhiều hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh. Từ đó, sản phẩm đã được tiếp thị đến người tiêu dùng nhiều hơn, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh” - bà Khương chia sẻ.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Nước mắm Phú Khương đã đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Đến nay, nước mắm Phú Khương đã đạt chuẩn 4 sao. Ngoài ra, HTX còn có thêm 2 sản phẩm (ruốc quết, cá mờm) được công nhận 3 sao. Theo bà Khương, từ khi tham gia OCOP, HTX đã tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm theo “chuẩn OCOP”. Đó là, tập trung cao cho quy trình, công nghệ sản xuất sạch, an toàn, bao bì nhãn mác bắt mắt và đa dạng hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, 3 năm qua, nước mắm Phú Khương đã có mức tăng trưởng lớn về sản lượng và doanh thu.

Video: Bà Lê Thị Khương - Giám đốc HTX thu mua, chế biến thuỷ hải sản Phú Khương

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Từ chỗ sản xuất nước mắm thủ công truyền thống, sau khi tham gia Chương trình OCOP (năm 2018), sản phẩm nước mắm Phú Khương đã được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, bao bì nhãn mác đẹp mắt, hấp dẫn.

“Nếu như năm 2018, HTX Phú Khương chỉ sản xuất, tiêu thụ được 30.000 lít nước mắm, doanh thu đạt 3 tỷ đồng thì đến năm 2021, chúng tôi đã sản xuất, tiêu thụ 110.000 lít, doanh thu hơn 16 tỷ đồng. HTX đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người /tháng” - bà Khương phấn khởi cho biết.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Ở Hương Sơn là “thủ phủ” của hươu sao, hiện địa phương này có hơn 35.000 con hươu.

Ở Hương Sơn, lâu nay, đặc sản nhung hươu đã trở thành “từ khóa” nhận diện. Cùng với “làn gió” OCOP, những năm gần đây, người chăn nuôi đã hiện thực hóa giấc mơ làm giàu từ sản phẩm đặc sản, từng bước tham gia vào chuỗi chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng lớn.

.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Sản phẩm nhung hươu Hương Sơn của Doanh nghiệp tư nhân nhung hươu Thuận Hà (xã Sơn Giang) đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2019 và từng bước tham gia vào chuỗi chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng lớn.

Bà Chu Thị Hồng Hà - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân nhung hươu Thuận Hà (xã Sơn Giang) cho biết, năm 2019, sau khi đăng ký tham gia chương trình OCOP, doanh nghiệp của bà cùng các cơ sở khác trong huyện đã đầu tư máy móc, thiết bị để điều chế ra 7 loại sản phẩm dinh dưỡng từ nhung. “Việc các cơ sở nâng cao kiến thức kinh doanh, đầu tư máy móc để nâng tầm chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm… thực sự là thành công lớn, làm thay đổi nhận thức kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ, thụ động từ bao đời nay” - bà Hà khẳng định.

Ông Nguyễn Kiều Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết, chương trình OCOP đã giúp các cơ sở kinh doanh, hộ sản xuất có sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chế biến sâu, đưa sản phẩm nhung hươu ra thị trường với giá tốt nhất, số lượng ổn định nhất. Nhờ thực hiện chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm nên giá thành và thời gian bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chủ động hơn trước, không lo “được mùa, mất giá”. Mặc dù mùa vụ nhung hươu 2022 chưa kết thúc nhưng theo thống kê bước đầu, sản lượng nhung toàn huyện ước đạt hơn 16 tấn, doanh thu 170 tỷ đồng.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Nhiều sản phẩm chế biến từ nhung hươu ở Hương Sơn đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao.

Chương trình OCOP cũng thực sự là “bà đỡ” của các sản phẩm nông nghiệp ở Đức Thọ, giúp chủ cơ sở tiếp cận với quy trình chế biến sâu, đầu tư nghiêm túc cho kinh tế nông nghiệp. Anh Võ Quang Hòa - chủ cơ sở tinh bột nghệ Nhân Hòa cho hay: “Năm 2021, tôi đăng ký tham gia chương trình OCOP. Với sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan chuyên môn huyện, việc sản xuất, đóng gói bao bì, nhãn mác đến tiếp cận thị trường được thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng và nhiều máy móc, thiết bị hiện đại như: máy nghiền củ nghệ liên hoàn, máy lắng đọng, tách tinh bột nghệ, máy làm viên tinh nghệ mật ong, máy đo độ ẩm nông sản, máy kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Nhờ đổi mới công nghệ, sản lượng, doanh thu đã tăng 20%. Đầu năm 2022, sản phẩm tinh bột nghệ Nhân Hòa đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao”.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Sau khi tham gia chương trình OCOP (năm 2021), cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Nhân Hoà đã được hỗ trợ, tư vấn về sản xuất, đóng gói bao bì, nhãn mác đến tiếp cận thị trường, tạo gia tăng giá trị lên 20 - 25%.

Theo ông Nguyễn Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, sau hơn 3 năm triển khai chương trình OCOP, đến nay, toàn huyện có 23 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Các cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt chuẩn OCOP đã tạo giá trị gia tăng, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Đây là một trong những kênh quan trọng để Đức Thọ hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Sản phẩm bột ngũ cốc, trà gạo lứt Hoài Phương tham gia chương trình OCOP.

Sau 4 năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP ở Hà Tĩnh đã tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được người dân hưởng ứng tích cực và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa. Tổng doanh số bán hàng của các cơ sở OCOP trong toàn tỉnh trước khi tham gia chương trình là 335 tỷ đồng thì đến cuối năm 2021 là 569 tỷ đồng. Tổng số lao động sử dụng tại các cơ sở tham gia OCOP hiện nay là 2.017 người, chưa kể hàng nghìn lao động gián tiếp. Thu nhập bình quân người lao động làm việc trong các cơ sở này từ 3,87 triệu đồng/tháng tăng lên 5,1 triệu đồng/tháng.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, các cơ sở sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định: “Chương trình OCOP đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy sự tự tin, sáng tạo trong cộng đồng. Đây là nền tảng quan trọng và là làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM một cách hiệu quả, bền vững”.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, Hà Tĩnh xem đây là nhiệm vụ quan trọng, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đã cụ thể hóa bằng việc triển khai xây dựng đề án “Chương trình OCOP”.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo các sở, ngành địa phương thường xuyên đi kiểm tra, chỉ đạo, lắng nghe ý kiến từ cơ sở để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện OCOP.

Đến nay, Hà Tĩnh có 249 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó, 14 sản phẩm 4 sao, 235 sản phẩm 3 sao. Hầu hết sản phẩm tham gia OCOP đều tăng về doanh số bán hàng: bình quân tăng gần 40% so với trước khi tham gia chương trình, có sản phẩm tăng hơn 2 lần, cá biệt có sản phẩm tăng 4-5 lần.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Tĩnh, hằng năm, Hà Tĩnh tổ chức cho các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP tham gia nhiều hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh

Qua chương trình OCOP, nhiều sản phẩm của Hà Tĩnh như: kẹo cu đơ, nhung hươu Hương Sơn, mật mía Sơn Thọ (Vũ Quang), bánh gai làng Khoóng (Đức Thọ), mực một nắng Thạch Kim (Lộc Hà) và sản phẩm nước mắm của các địa phương ven biển… được “đặt tên” thương hiệu, ngày càng được người dân trong và ngoài nước biết đến. Đặc biệt, một số sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đã lên đường xuất ngoại sang một số nước châu Á, châu Âu như: bánh đa vừng Nguyên Lâm (huyện Kỳ Anh), sứa Mai Dung, bánh ram Anh Thu (Thạch Hà).

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Bánh đa vừng Nguyên Lâm (huyện Kỳ Anh) đã được lên đường xuất ngoại sang một số nước châu Á, châu Âu

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Sản xuất bánh đa vừng xuất khẩu của HTX Nguyên Lâm (Kỳ Giang - Kỳ Anh).

Anh Lê Văn Duẩn - Giám đốc HTX Nguyên Lâm (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) cho biết, sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, năm 2021, HTX đã xuất được lô hàng đầu tiên là 64.000 chiếc bánh đa vừng sang thị trường Nhật Bản. Theo anh Duẩn, sản xuất bánh đa vừng là nghề truyền thống của gia đình từ lâu đời và sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong địa bàn huyện Kỳ Anh. Tuy nhiên, cơ hội thực sự rộng mở khi năm 2020, cơ sở đăng ký tham gia chương trình OCOP và đạt chuẩn 3 sao.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Sản phẩm bánh gai làng Khoóng (Đức Thọ) sau khi đạt chuẩn OCOP 3 sao ngày càng được tiêu thụ rộng rãi hơn.

“Từ khi tham gia OCOP, cơ sở mới thực sự chú trọng hơn đến quy trình sản xuất, bao bì nhãn mác và khâu quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Từ đó, sản phẩm được sản xuất ngày càng nhiều hơn, thị trường cũng vươn ra ngoại tỉnh. Nhờ vậy, HTX ngày càng “ăn nên làm ra”, doanh thu năm 2020 đạt 2,7 tỷ đồng và năm 2021 đạt 3,5 tỷ đồng; góp phần tạo việc làm cho 15 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng” - anh Duẩn cho hay.

Năm 2020, 2 sản phẩm tôm nõn, cá ngần khô của Tổ hợp tác Kinh doanh và Chế biến hải sản Hoa Linh Chi ở thôn Đông Tây, xã Cương Gián (Nghi Xuân) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. “Sau khi đạt chuẩn OCOP, chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm máy móc như: máy sấy, máy hút chân không và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, chúng tôi tập trung cao cho công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng. Năm 2021, tổ hợp tác đã sản xuất 1,7 tấn tôm nõn khô trị giá 500 triệu đồng và gần 1 tấn cá ngần khô trị giá 550 triệu đồng (tăng 15% so với năm 2020)”, chị Phạm Thị Hoa - Tổ trưởng Tổ hợp tác Hoa Linh Chi chia sẻ.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, để đạt kết quả này, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, các cơ sở sản xuất. Quá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực hiện từ khâu xây dựng phương án SXKD, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho đến xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc - trang thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất... Hằng năm, tỉnh đã tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các cơ sở để giải quyết những vấn đề khó, các rào cản, đặc biệt là vấn đề đất đai, mặt bằng, cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho chủ cơ sở, hộ dân phát triển sản xuất.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

Lễ ra mắt Hội quán chế biến thuỷ sản Kỳ Anh (26/7/2020).

Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình đồng bộ ngay từ khâu ban đầu là lập phương án SXKD cho đến khâu cuối cùng là xúc tiến thương mại. Trong 2 năm 2019-2020, tỉnh đã bố trí ngân sách gần 60 tỷ đồng cho chương trình OCOP. Đồng thời, các địa phương đã ưu tiên bố trí đất đai cho các cơ sở có sản phẩm tiềm năng, có năng lực, muốn mở rộng SXKD để hình thành những cơ sở OCOP khang trang, đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất và có thể gắn với điểm tham quan, du lịch. Cùng đó, tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và hình thành hệ thống phân phối sản phẩm OCOP. Hiện nay, trên địa bàn đã có 16 cửa hàng giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Tỉnh cũng ban hành quy chế quản lý cửa hàng để hình thành kênh tiêu thụ riêng cho sản phẩm OCOP, tránh việc lợi dụng thương hiệu OCOP để bán hàng kém chất lượng, hàng không phải OCOP.

>> Bài 2: “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 3: Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Trình bày: Thanh hà

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.