Chuyện thầy lễ và văn hóa tâm linh

(Baohatinh.vn) - Tín ngưỡng thờ Phật, thờ thánh, thờ thần là một nét văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt, biểu hiện rõ nhất trong các dịp lễ, tết.

Ngày nay, việc đi lễ đền chùa đầu năm và ngày rằm, mồng 1 đang trở thành nét sinh hoạt văn hóa thu hút nhiều người dân tham gia. Theo đó, nghề thầy cúng (còn gọi là giúp lễ) ở các chùa, đền, miếu có cơ hội nở rộ. Từ đây, câu chuyện về chất lượng, tâm đức của những người giúp lễ đang đặt ra nhiều vấn đề đáng bàn.

Đời sống ngày càng cao thì nhu cầu thể hiện đời sống tâm linh, văn hóa thờ cúng của mỗi gia đình càng được coi trọng. Cúng lễ tại gia hay ở đền, chùa, miếu đã trở thành việc không thể thiếu trong các dịp lễ, tết của đại đa số người dân. Tùy quan niệm mà mỗi người có nhu cầu cúng, khấn khác nhau. Nhiều người quan niệm đi lễ ở đền, chùa, miếu mạo là để gần hơn với thánh, thần, Phật, để giác ngộ lòng từ bi hỉ xả trong tâm mình và cầu mong điều tốt đẹp cho người thân, gia đình, tuy nhiên, với nhiều người, việc cúng lễ gần như là một hoạt động mê tín dị đoan.

Ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) tổ chức lễ cầu ngư. Ảnh: Xuân Hòa

Ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) tổ chức lễ cầu ngư. Ảnh: Xuân Hòa

Hiện nay, ở những ngôi chùa lớn, việc hành lễ do các nhà sư thực hiện theo nghi thức nhà Phật trang nghiêm và thành kính. Các chùa có mở lớp đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho các thầy cúng với danh hiệu là pháp sư. Tuy nhiên, hầu như ở những ngôi chùa nhỏ, đặc biệt là các đền, miếu, đội ngũ thầy lễ đều do người dân trong làng tự phát mà thành.

Chính vì thế, chất lượng của đội ngũ thầy lễ là điều khiến cho việc cúng bái kém phần linh thiêng. Dịp lễ tết, ở một số địa chỉ tâm linh nổi tiếng, mỗi ngày thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương, các thầy cúng nếu hành lễ đúng thì không đáp ứng nhu cầu nên việc tụng niệm, khấn vái được các thầy thực hiện hết sức qua quýt. Vào dịp Tết Nguyên đán, hầu như ở các đền như: Chợ Củi (Nghi Xuân); Nguyễn Thị Bích Châu (Kỳ Anh); Lộc Hoa công chúa, Lê Khôi (Thạch Hà); Võ Miếu (TP Hà Tĩnh); Miếu Ao (Thạch Trị - Thạch Hà)… lượng người đi lễ tăng đột biến khiến đội ngũ thầy cúng làm không hết việc. Thông thường, khách trả lễ cuối năm hay xin lộc đầu năm đều phải hẹn trước với thầy cúng cả tháng trời, thậm chí, phải hẹn giờ ban đêm mới hành lễ được.

Thực tế thì không ít người dân đến đền, chùa, miếu cúng lễ nhưng không hiểu được bản chất của việc đi lễ chùa. Thay vì lòng thành tâm và sự cung kính, nhiều người đến bởi sự tham, sân, si hay tâm lý đám đông, coi việc mình dâng lễ lớn, ngồi gần tượng Phật, tượng thánh, khấn bài dài… là hơn người khác nên dẫn đến tình trạng chen lấn, lộn xộn. Nhiều người không tự phát tâm khấn mà nghĩ rằng, nhờ thầy thì mới thấu. Điều đó cũng tạo cơ hội để một số người nhân danh nghề thầy cúng trục lợi, hành lễ thiếu nghiêm trang, thành kính. Phần lớn các thầy đều “chạy sô” nên chất lượng hành lễ rất kém.

Đền Võ Miếu là một trong những địa chỉ tâm linh của người dân TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động của các thầy lễ tại đây lại chưa nghiêm túc.

Đền Võ Miếu là một trong những địa chỉ tâm linh của người dân TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động của các thầy lễ tại đây lại chưa nghiêm túc.

Dựa trên tờ sớ người đi lễ viết sẵn, thầy cúng sau một tràng tụng niệm như băng catset tua nhanh đã đọc tên gia quyến và khấn cầu những điều họ yêu cầu cũng rất nhanh, rồi thay vì để người hành lễ tung âm dương xin quẻ, thầy kiêm luôn việc này. Nhiều nơi, nhiều lúc, thầy còn đọc sai tên họ được ghi trên sớ hoặc đang cúng thì chuông điện thoại reo nên dừng lại “alô” để xếp lịch cho khách hàng khác. Thậm chí, có nơi chưa làm lễ, thầy đã đặt vấn đề giá cả. Để được việc cho mình và do thiếu hiểu biết, nhiều người đã mặc nhiên chấp nhận thực trạng đó.

Đơn cử như ở đền Võ Miếu (TP Hà Tĩnh), dịp cuối năm, đầu năm, lượng người đến lễ đền rất đông, chính vì vậy, các thầy giúp lễ ở đây tổ chức đăng ký từ trước tết hàng tháng trời. Ban quản lý cũng không kiểm soát kỹ trình độ, năng lực, nhân thân của từng thầy lễ mà chỉ trên cơ sở người quen cũ của đền. Do mỗi ngày có thầy làm lễ hàng trăm sớ nên người đứng ngồi lộn xộn, bụi và khói hương vương đầy chiếu và quần áo tín chủ. Có thầy còn tổ chức đăng ký và viết sớ, thu tiền sắm lễ tại nhà, tổ chức tour đi làm lễ ở các địa chỉ tâm linh khác.

Mặc dầu đã mua sớ và trả tiền lễ cho thầy nhưng khi xong phần lễ, mỗi người lại phải bỏ thêm 10.000 - 20.000 đồng trước bàn lễ, tạo nên cảnh tượng phản cảm, khiến cho tính chất trang nghiêm trong việc cúng bái không còn nữa. Nhiều người không đồng tình nhưng không dám lên tiếng vì muốn thực hiện việc tâm linh cho trọn vẹn. Bóng dáng của người quản lý di tích này trong các hoạt động hành lễ trong dịp tết gần như không thấy.

Cúng bái là một hoạt động tâm linh, người hành lễ cần có nhân thân, đạo đức tốt, tuy vậy, không phải đền, miếu nào cũng coi trọng điều này và không phải người đi lễ nào cũng có thể kiểm soát được. Chúng tôi đã nghe người dân phản ánh về thầy lễ ở một xã thuộc huyện Thạch Hà từng có thâm niên lập am cúng tại nhà và thỉnh thoảng lên đền Thánh Mẫu thượng ngàn - Lộc Hoa công chúa làm lễ cho người khác. Trong khi gia đình thầy này con cái không ngoan, thậm chí từng sa vào vòng lao lý.

Dưới sự hướng dẫn của các pháp sư, việc hành lễ ở chùa thường diễn ra trang nghiêm hơn.

Dưới sự hướng dẫn của các pháp sư, việc hành lễ ở chùa thường diễn ra trang nghiêm hơn.

Thế nhưng, chẳng ai cấm nên thầy vẫn ngang nhiên lập điện thờ ở nhà và hành lễ cho các tín chủ nhiều năm liền. Nhiều tín chủ mù quáng vẫn tìm đến và không hề hay biết gì. Tệ hại hơn, ở nhiều đền, chùa, các thầy giúp lễ còn không nắm rõ được lịch sử của di tích, không hiểu đền, miếu thờ ai nên nội dung các bài khấn không đúng.

Trong hệ thống đền, miếu tại Hà Tĩnh, có thể nói, đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu là đơn vị làm tốt nhất vấn đề này. Với những tờ sớ, tờ thơ được bán theo quy định và đội ngũ thầy lễ đeo thẻ, nhận tiền bồi dưỡng tùy tâm của khách, tuy đông người nhưng không to tiếng cãi vã, chèo kéo khách. Ông Phan Công Đính - Trưởng ban Quản lý di tích này cho biết: “Nhằm chấn chỉnh hoạt động của các thầy giúp lễ, từ 4 năm nay, chúng tôi đều tổ chức thi để chọn những người có khả năng thực sự.

Hiện nay, đền có 45 người hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy chưa thể nói chất lượng hoàn toàn tốt nhưng thông qua việc thi cử cũng đã đảm bảo những yếu tố cần thiết của một người giúp lễ. Nhờ đó, trong những dịp cao điểm, các hoạt động ở đền Nguyễn Thị Bích Châu vẫn diễn ra rất trật tự và giữ gìn được nét văn hóa của ngôi đền thiêng nơi cửa bể Kỳ Ninh”.

Hàng năm, Sở VH-TT&DL đều có hoạt động kiểm tra công tác tổ chức lễ hội, tuy nhiên, chỉ tổ chức từng đoàn đến các địa điểm tâm linh để kiểm tra mang tính “mùa vụ” thì chưa phải là giải pháp hữu hiệu. Để nâng cao chất lượng các hoạt động hành lễ ở các di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo tính trang nghiêm, còn cần sự nỗ lực của chính quyền sở tại, ban quản lý các di tích, đặc biệt là ý thức, nhận thức của người đi lễ.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...