Cơ cấu Ban Thường vụ và số lượng Phó Bí thư cấp tỉnh theo Chỉ thị 35

Chỉ thị 35 nêu rõ, Thành ủy Hà Nội và Thành ủy TPHCM không quá 3 Phó Bí thư. Các tỉnh thành còn lại và Đảng uỷ khối trực thuộc TƯ không quá 2 Phó Bí thư.

Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Giảm khoảng 5% số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện

Chỉ thị 35 nêu rõ việc thống nhất chủ trương thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện so với số lượng tối đa được cấp có thẩm quyền xác định ở nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Cơ cấu Ban Thường vụ và số lượng Phó Bí thư cấp tỉnh theo Chỉ thị 35

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng ông Trần Lưu Quang giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM.

Căn cứ vào chủ trương này, các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương xác định cụ thể số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị cụ thể của địa phương, đơn vị và khả năng đáp ứng của cán bộ để xác định cơ cấu cấp uỷ cho phù hợp.

Về số lượng, cơ cấu Ban thường vụ, Phó Bí thư cấp ủy cấp tỉnh và tương đương nhiệm kỳ 2020-2025, Chỉ thị 35 nêu rõ, Thành uỷ Hà Nội, TPHCM, Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Nghệ An không quá 17 người. Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ còn lại và các Đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương từ 13 - 15 người.

Định hướng cơ cấu Ban Thường vụ gồm có: Bí thư, Phó bí thư; Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch UBND; Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra cấp uỷ và trưởng các ban: Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (ở những nơi chưa thực hiện Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc); chỉ huy trưởng quân sự, Giám đốc công an; người đứng đầu cấp uỷ một số địa bàn, lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của Ban thường vụ cấp uỷ.

Đáng chú ý, Chỉ thị 35 quy định rõ, Thành ủy Hà Nội và Thành ủy TPHCM không quá 3 Phó Bí thư. Các tỉnh thành còn lại và Đảng uỷ khối trực thuộc TƯ không quá 2 Phó Bí thư.

Số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên Ban Thường vụ cấp uỷ, Phó Bí thư được tăng thêm để luân chuyển, đào tạo theo quy hoạch của Trung ương không tính vào số lượng cấp uỷ nêu theo quy định của Chỉ thị này. Đồng thời, việc giới thiệu và bầu cử đối với số cán bộ được tăng thêm hiện đang công tác ở địa phương vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chỉ thị 35 quy định số lượng uỷ viên Ban Thường vụ từ 9 - 11 người. Đối với những nơi có số lượng đảng viên lớn hoặc tính chất nhiệm vụ, địa bàn phức tạp số lượng uỷ viên Ban Thường vụ không quá 13 người. Số lượng Phó Bí thư 2 người.

Đối với các Đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ khối ở Trung ương, số lượng uỷ viên Ban Thường vụ từ 9 – 11 người, Phó Bí thư từ 1 - 2 người.

Đối với Đảng bộ khối cơ quan tỉnh, thành phố và đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở khác (các tập đoàn, tổng công ty, các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc nhà nước có cổ phần chi phối), số lượng uỷ viên Ban Thường vụ từ 7 – 9; Phó Bí thư từ 1 - 2 người. Đảng bộ Quân đội và Công an thực hiện theo quy định riêng của Bộ Chính trị.

Về cấp cơ sở, Chỉ thị 35 quy định, đối với đảng bộ xã, phường, thị trấn số lượng cấp ủy viên không quá 15 người; số lượng Phó Bí thư từ 1 - 2 người. Cơ cấu cấp ủy gồm cán bộ, công chức cấp xã đang công tác (theo số lượng quy định của Chính phủ) và những người không là cán bộ, công chức cấp xã (người hoạt động không chuyên trách, cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ...), do Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh căn cứ vào quy định chung và tình hình, đặc điểm cụ tể của địa phương để hướng dẫn cho phù hợp.

Thực hiện Bí thư cấp ủy không là người địa phương theo lộ trình

Chỉ thị 35 cũng kế thừa, nhưng có điều chỉnh 3 nội dung trong Chỉ thị 36. Trong đó, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương theo lộ trình, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.

Cấp ủy cấp tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch để đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chủ trương này ở cấp huyện; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác.

Thực hiện chủ trương thí điểm bầu Bí thư cấp ủy tại Đại hội ở những nơi cấp ủy đoàn kết, thống nhất cao; nhân sự dự kiến giới thiệu là người tiêu biểu về các mặt; đồng thời, phải được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp.

Cơ cấu, số lượng đại biểu đại hội đảng bộ các cấp thực hiện theo hướng giữ nguyên số lượng đại biểu ở khối địa phương như một số nhiệm kỳ gần đây; đồng thời, đổi mới cách phân bổ để bảo đảm thành phần, cơ cấu, giới tính, dân tộc hợp lý; tăng số lượng đại biểu ở các ngành, lĩnh vực quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phản biện, đóng góp ý kiến khi quyết định những chủ trương, chính sách lớn của Trung ương và địa phương.

Theo VOV

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.