Cơ chế giúp các đặc vụ Mỹ xác định danh tính của kẻ bắn ông Trump chỉ trong 30 phút

Trong vòng 30 phút sau vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania của cựu Tổng thống Donald Trump ngày 13/7, cơ quan thực thi pháp luật liên bang đã sử dụng hệ thống hồ sơ Byzantine lưu trữ hồ sơ bán súng trong hàng thập kỷ để xác định danh tính thủ phạm 20 tuổi.

1707-amsat-1051.jpeg

Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ phong tỏa hiện trường vụ nổ súng nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump ở thành phố Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN

Theo đài truyền hình CNN, các nhân viên thực thi pháp luật ban đầu gặp phải rào cản khi họ tìm cách xác định danh tính kẻ xả súng. Thomas Matthew Crooks - kẻ sau này được xác định là thủ phạm nổ súng - không mang theo bất kỳ giấy tờ tùy thân nào khi bị các nhân viên của Cơ quan Mật vụ Mỹ bắn. Thứ hắn ta có là một khẩu súng trường AR15 – hung khí trong vụ ám sát ông Trump.

Thông thường, các nhà phân tích của Cơ quan quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (ATF) tại một trụ sở ở Tây Virginia phải xử lý tìm kiếm thủ công hàng triệu tài liệu mỗi ngày để xác định nguồn gốc của súng được sử dụng trong một vụ án tội phạm. Quy trình đó sẽ mất khoảng 8 ngày. Trong những trường hợp cần truy vết khẩn cấp, thời gian trung bình có thể giảm xuống còn 24 giờ.

Brian Gallagher, cựu giám sát viên của bộ phận hiện trường ATF Philadelphia, đánh giá hệ thống truy vết vũ khí là “vô giá”.

Ông Gallagher cho biết: “Trong những tình huống bắn súng vào các quan chức, lãnh đạo cấp cao và chúng tôi thu hồi được vũ khí, văn phòng ATF địa phương có thể yêu cầu truy tìm dấu vết khẩn cấp đối với vũ khí được tìm thấy tại hiện trường vụ án”.

Một số nhà phê bình cho rằng hệ thống truy tìm ATF cồng kềnh hoặc không đáng tin cậy khi Mỹ là một quốc gia tự do trong việc sở hữu súng ống - loại súng có thể được mua bán tư nhân mà không cần lập hồ sơ chính thức.

Tuy nhiên, những gì mà hệ thống truy vết vũ khí của ATF thể hiện trong ngày 13/7 là đáng kinh ngạc và cung cấp cho nhà chức trách những manh mối quan trọng về danh tính của xả súng trong vòng chưa đầy nửa giờ.

“ATF đã hoàn thành một cuộc truy tìm khẩn cấp thông qua Trung tâm Truy tìm Quốc gia ATF dựa trên hồ sơ kinh doanh không hoạt động của một đại lý súng đã đóng cửa. Kết quả này đã được cung cấp cho FBI và Cơ quan Mật vụ trong vòng chưa đầy 30 phút để phục vụ điều tra”, ATF cho biết trong một tuyên bố ngày 14/7.

Theo các đặc vụ, tên Crooks mua hung khí từ một cửa hàng bán súng vào năm 2013. Hiện đại lý này đã đóng cửa. Các đặc vụ ATF đã làm việc với nhà sản xuất súng cũng như tìm kiếm thủ công trong hồ sơ giấy tờ của đại lý, cuối cùng tìm ra cha của hung thủ. Theo một số nguồn tin giấy tên, các nhà điều tra tin rằng cha của hung thủ có thể là một người đam mê sưu tập vũ khí hoặc mua bán vũ khí.

Phát hiện này đã đưa các nhân viên thực thi pháp luật liên bang tới nhà Crooks và cho phép các nhà điều tra xác định xem ai đứng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Trump.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.