“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

(Baohatinh.vn) - Trong dòng chảy âm nhạc cách mạng, có biết bao ca khúc viết về sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, song với tôi và nhiều người, tác phẩm “Cỏ non Thành cổ” là khúc tráng ca lịch sử viết về thời hậu chiến hay nhất, nhắc nhở các thế hệ muôn sau “xin chớ vô tình với người hy sinh cho hạnh phúc quê mình”.

Người nhạc sĩ tài hoa, khiêm tốn

Tôi biết và quen thân nhạc sĩ Tân Huyền từ một lý do khá tình cờ nhưng vô cùng duyên phận. Vào một ngày chủ nhật, mùa hè năm 1973, tôi đến thăm nhà anh chị họ ở số nhà 9B, phố Trương Hán Siêu, Hà Nội. Đang loay hoay kiếm tìm thì có một người đàn ông cỡ tuổi trung niên dắt xe đạp trong ngõ đi ra. Tôi chào ông và cũng rất ngạc nhiên khi nghe ông đáp lại bằng giọng Nghệ. Thấy ông có khuôn mặt phúc hậu, ăn mặc giản dị, mái tóc bồng bềnh đầy chất nghệ sĩ, tôi tranh thủ bắt chuyện. Ông tự giới thiệu tên là Tân Huyền, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, vừa là đồng hương vừa là hàng xóm của ông anh con bác tôi là Phan Vinh. Từ đó về sau, hễ lần nào đến chơi nhà ông anh, tôi đều ghé sang thăm, chuyện trò với nhạc sĩ đồng hương Tân Huyền.

“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

Nhạc sĩ Tân Huyền (ảnh internet)

Biết tôi là dân làm báo chí trong quân đội, có được học hành chút ít về lĩnh vực âm nhạc, ông coi như đồng nghiệp nên chuyện trò rất cởi mở. Ông kể, Châu Phong quê ông (nay là xã Tùng Ảnh, Đức Thọ) là đất khoa bảng, văn vật. Vốn là làng làm nghề dệt lụa nên bà con rất chuộng ca hát, đối đáp ví, giặm với nhau trong những đêm trăng trên con sông La thơ mộng, êm đềm. Có lẽ từ đó mà các bài hát của ông đậm đà giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của dân ca miền Trung. Từ các tác phẩm “đời đầu” như “Tiếng hò trên đất Nghệ An”, “Em đứng giữa giảng đường hôm nay”, cho đến “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc”, “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn”, “Một mình với Sông La”, “Mười đóa hoa đồng trinh”... sau này đều được ông khai thác và vận dụng chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh một cách nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

Trong trò chuyện cũng như cách xử sự với bạn bè, khối phố, ông rất khiêm nhường, ít nói về mình. Vì thế, ngoài những người thân quen ra, chẳng mấy ai biết ông là một nhạc sĩ tài danh, có nhiều ca khúc “nằm lòng” trong công chúng.

Một lần, cùng ông ngồi uống bia hơi ở phố Hoàng Diệu, tại trạm khách Bộ Quốc phòng, tình cờ một anh bạn tôi là đại tá, công tác ở Bộ Tổng Tham mưu ngồi gần đó trông thấy, bèn tiến lại và chào rất to: “Em kính chào bác, nhạc sĩ Tân Huyền!”. Nhạc sĩ đang ngồi, vội vàng đứng dậy đáp lễ: “Xin chào anh. Anh cứ gọi tôi là bác Tân Huyền thôi, cho thân mật”. Trên đường trở về nhà, ông nói rất thật lòng: “Khu vực cổng Hoàng Thành này toàn các ông tướng, tá công lao đầy mình. Tôi chỉ là anh nhạc sĩ viết được mươi hai bài hát, các anh ấy cứ đến chào, chúc bia, áy náy quá!”.

Xuất xứ của bài ca nổi tiếng

“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước. Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tĩnh

Không chỉ với công chúng yêu âm nhạc mà nhiều người trong giới nhạc sĩ đều đánh giá cao ca khúc “Cỏ non Thành cổ”, coi đó là tác phẩm tiêu biểu, hay nhất trong cuộc đời sáng tác của người nghệ sĩ tài ba này.

Năm 2003, huyện Đức Thọ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh tổ chức chương trình ca nhạc “Âm vang sông La”, nhạc sĩ Tân Huyền được mời về dự. Trong câu chuyện với nhau, tôi tranh thủ hỏi ông về sự ra đời của “Cỏ non Thành cổ”, một bài hát viết về địa danh mà Sư đoàn 320B của chúng tôi đã góp công lớn trong 81 ngày đêm rực lửa chiến đấu, mùa hè 1972.

Năm này ông đã sang tuổi 72, đi lại không còn nhanh nhẹn nhưng trí nhớ thì vẫn rất minh mẫn. Ông kể lại trong bồi hồi, xúc động: Đầu xuân năm 1990, ông vào Quảng Trị tìm hiểu thực tế để sáng tác ca khúc cách mạng theo lời mời của địa phương. Cùng đi còn có một số nhạc sĩ khác như Huy Thục, Vũ Thanh, Thuận Yến… Loanh quanh bên Thành cổ mấy hôm mà chưa nghĩ ra chủ đề để viết, may sao vào một buổi nọ ông gặp nhà văn Nguyễn Quang Lập, “thổ công” của xứ này ngay trong thành. Nhà văn nói với “Nhà nhạc”, đại ý là: Cỏ lên xanh đẹp, non tơ thế này nhưng mỗi tấc đất dưới nó đều thấm đỏ máu xương của các chiến sĩ. Câu nói trở thành một gợi ý vô cùng quý giá. Tự nhiên ông thấy cỏ ở đây phất phơ trong nắng mai, xanh non tơ và đẹp đến lạ lùng. Nhưng dưới màu xanh của sự hồi sinh ấy, một thời nơi đây là bãi chiến trường máu lửa, bao đồng đội (và có cả em trai ông) đã vĩnh viễn nằm lại, không trở về.

Ông nói thêm, khi tứ đã có, lời bật lên theo, âm nhạc cũng cứ thế tràn về. Và chỉ một đêm thôi, ông đã hoàn thành hầu như trọn vẹn bài hát, kể cả phần lời lẫn phần nhạc.

Thông điệp gửi lại muôn sau

“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong Thành Cổ Quảng Trị. (Ảnh: TTXVN)

Với “Cỏ non Thành cổ", tôi được nghe nhiều ca sĩ hát rất thành công như Kim Tiến, Thái Bảo, Lệ Thu, Nhã Phương, Minh Huyền, kế đó là Việt Hoàn, Tấn Minh, Minh Thu, Đông Hùng… Song không hiểu sao giọng ca của ca sĩ Kim Tiến tại đêm nhạc Đức Thọ hôm ấy làm tôi và mọi người xúc động đến vậy. Hàng ngàn người dân quê ông dường như nuốt trọn từng lời chia sẻ của người nhạc sĩ quê hương, cảm động nhìn ông tay run run cầm chiếc micro, nói như bật khóc về sự ra đời của khúc tráng ca bất tử này. Bài hát là bản thông điệp của ông muốn gửi lại cho muôn sau, xin đừng quên quá khứ hào hùng và sự mất mát, hy sinh của những người chiến sĩ. Giọng ca đầy “gan ruột” của Kim Tiến đã làm cho các khán giả lặng im, nhiều người rơm rớm nước mắt.

Bài hát ra đời đã hơn 30 năm song nó có sức lan tỏa mãnh liệt, đặc biệt là vào các dịp kỷ niệm tưởng nhớ các anh hùng, thương binh, liệt sĩ. Nhiều người cho rằng “Cỏ non Thành cổ” mới chính là ca khúc để đời của nhạc sĩ Tân Huyền và là ca khúc hay nhất viết về thời hậu chiến.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh đánh giá:Cỏ non Thành cổ” là tấm lòng tri ân, là nén tâm nhang của muôn triệu người dân Việt Nam dành cho những liệt sĩ đã nằm xuống cho sự bình yên của đất nước. Có thể xem đây là sáng tác xuất thần, trọn vẹn cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, một điển hình về sự chân thành, giản dị đến không cùng khi người nghệ sĩ biết chắt lọc cái tinh hoa nhất của đời người và đời sống”.

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.