Con ngoài giá thú có được hưởng quyền thừa kế ?

(Baohatinh.vn) - Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha

Chị Đặng Thị Ngọc, trú tại huyện Vũ Quang hỏi: Tôi chung sống không hôn thú với chồng và có với nhau 1 đứa con (dưới 18 tuổi). Tháng 8/2012, chồng tôi mất có di chúc để lại toàn bộ tài sản trị giá khoảng hơn 1 tỉ đồng cho người vợ trước và hai người con với vợ trước. Tôi đã yêu cầu vợ trước của chồng tôi chia thừa kế cho con tôi nhưng bà không đồng ý. Vậy xin hỏi, con tôi có được hưởng thừa kế tài sản của chồng không?

Trả lời:

Thứ nhất, pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha.

Con ngoài giá thú có được hưởng quyền thừa kế ? ảnh 1

Minh họa từ internet

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Như vậy, con của chị được coi là con đẻ của chồng chị và thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nếu chị có đầy đủ chứng cứ để chứng minh người con của chị là con của người chồng chị chung sống không có hôn thú thì con của chị vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự: “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

Như vậy, con chị dưới 18 tuổi là chưa thành niên nên theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự, cho dù chồng chị để lại di chúc không chia tài sản cho con của chị thì con chị vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Chị có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện nơi cư trú cuối cùng của chồng chị trước khi chết để đòi lại quyền lợi cho con mình.

Luật sư Phan Duy Phong

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.