(Baohatinh.vn) - Với 65,46 điểm, Hà Tĩnh xếp vị trí 27 trong 63 tỉnh, thành của cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019.
Với kết quả này, Hà Tĩnh tụt 4 bậc so với năm 2018 (xếp vị trí 23) nhưng vẫn nằm trong nhóm khá của cả nước.
Bảng xếp hạng PCI 2019. Nguồn: VCCI
Lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng nay (5/5).
Thời gian qua, Hà Tĩnh luôn tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính. Ảnh tư liệu
Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Quảng Ninh là tỉnh tiếp tục giữ vững vị trí cao nhất trong Bảng xếp hạng PCI 2019 với 73,40 điểm, đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh này đứng đầu bảng xếp hạng PCI cả nước. Cải thiện 8 trên 10 lĩnh vực điều hành kinh tế đo lường bởi PCI, điểm số PCI tổng hợp của Quảng Ninh năm 2019 tăng 3,04 điểm so với năm 2018 và đạt điểm số cao nhất từ trước đến nay.
Sau Quảng Ninh lần lượt là Đồng Tháp (72,10 điểm), Vĩnh Long (71,30 điểm), Bắc Ninh (70,79 điểm), Đà Nẵng (70,15 điểm).
Nhóm cuối trong PCI 2019 gồm: Lai Châu, Đắk Nông, Bình Phước, Hà Giang và Bắc Kạn.
Báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Với sự tham gia của gần 12.500 doanh nghiệp, PCI là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.
Chỉ số PCI 2019 là kết quả tính toán theo thang điểm 100 của điểm số tổng hợp có trọng số của 10 chỉ số thành phần thể hiện đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế tại các lĩnh vực có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Chiều 14/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN 6 tháng đầu năm 2025; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và một số nội dung quan trọng khác.
Từ 7/2025, công chức dôi dư sau sáp nhập hưởng chính sách riêng của nghị định 154; người tự nguyện hoặc buộc thôi việc áp dụng nghị định 170, quyền bảo hiểm vẫn giữ.
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Trung tâm phục vụ hành chính công của các phường mới tại khu vực KKT Vũng Áng đang vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh tại Hà Tĩnh.
Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, dự kiến khai mạc lúc 8h ngày 23/7/2025 tại hội trường tầng 1, trụ sở UBND tỉnh.
Cùng với kiện toàn các chức danh, phân công nhiệm vụ cụ thể, HĐND cấp xã ở Hà Tĩnh đang tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm vụ của mình để thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
Cử tri xã Kỳ Anh và các xã, phường lân cận kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh nhiều chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã và phản ánh các vấn đề dân sinh trên địa bàn.
Hội nghị trực tuyến về công tác tư pháp sau sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm định hướng, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác tư pháp tại cơ sở.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong yêu cầu Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đồng thời nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.
Hiện nay, mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân đều được cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ. Có 5 trường hợp nhận tiền phải kê khai và nộp thuế theo quy định.
Ngày 10/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra công tác vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã: Mai Hoa, Thượng Đức, Vũ Quang, Hương Bình, Hương Xuân và Hương Phố.
Phường Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đổi tên 16 tổ dân phố do trùng lặp sau sắp xếp đơn vị hành chính để đảm bảo thuận tiện cho người dân, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý hành chính.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân, đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của bộ máy chính quyền mới.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh, Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam và HĐND các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh là sự kiện quan trọng, cần tập trung triển khai đảm bảo trang trọng, ý nghĩa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương phải dồn sức cho nhiệm vụ phát triển KT-XH, tập trung xây dựng quy hoạch vùng với tầm nhìn chiến lược, từ đó tạo đà tăng trưởng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân.
Phường Trần Phú trở thành địa phương đầu tiên của Hà Tĩnh trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau khi thực hiện sắp xếp mô hình chính quyền cấp xã mới.
Sở Nội vụ Hà Tĩnh vừa có hướng dẫn xác minh thông tin của trường hợp được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến có thông tin sai lệch và lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chính sách.
Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Ngoài việc được giữ nguyên tiền lương, phụ cấp hiện hưởng trong vòng 6 tháng, sau sắp xếp bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức còn được bố trí việc tại tỉnh, thành mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 15 nghị quyết chuyên đề; thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn; thực hiện công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định.
Bộ Nội vụ đang tổng hợp, rà soát và sẽ có đề xuất phương án điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Mặc dù Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và chuyên gia, song khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn vẫn còn.
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Đức Đồng vận hành ổn định bộ máy mới, tập trung cao cho công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.