Công nghệ nhà màng “trỗi dậy” trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Triển khai cách đây hơn 2 năm với diện tích ban đầu chỉ 2.000m2, đến nay, mô hình canh tác nông nghiệp trong nhà màng đang được người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhân rộng với tổng diện tích tăng gấp hơn 10 lần.

Tháng 12/2017, gia đình chị Dương Thị Thanh, thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn là một trong những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện ứng dụng nhà màng vào sản xuất nông nghiệp trên diện tích 700m2.

Công nghệ nhà màng “trỗi dậy” trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Thạch Hà

Gia đình chị Dương Thị Thanh là 1 trong 5 hộ dân đầu tiên ở Thạch Hà ứng dụng nhà màng vào sản xuất nông nghiệp.

Chị Thanh chia sẻ: “Ngày trước, khi chưa có nhà màng, trên diện tích đất này, chúng tôi chỉ trồng 60 gốc đào và 10.000 gốc hoa cúc, thu nhập đạt khoảng 90 triệu đồng. Từ khi được Sở KH&CN Hà Tĩnh hướng dẫn dự án ứng dụng nhà màng vào sản xuất, riêng hoa cúc chúng tôi trồng được đến 40.000 gốc/vụ, ngoài ra còn trồng thêm được 2 vụ dưa lưới, mỗi năm cho tổng doanh thu gần 180 triệu đồng”.

Đầu năm 2020, anh Dương Đình Anh ở phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) quyết tâm đầu tư xây dựng mô hình nhà màng trồng dưa lưới với diện tích 800m2 tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn (Thạch Hà).

Công nghệ nhà màng “trỗi dậy” trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Thạch Hà

Anh Dương Đình Anh thành công với mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng.

Anh Anh cho biết: “So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng, nhà lưới hiện đại mang lại nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm công lao động. Hà Tĩnh có khí hậu khắc nghiệt, canh tác trong nhà màng giúp cây trồng hạn chế được sự tấn công của dịch hại, côn trùng gây bệnh, chủ động được về thời tiết như khi trời mưa, nền đất đảm bảo không bị ngập. Mùa hè tôi trồng dưa lưới, mua lạnh sẽ trồng bắp cải, dưa chuột, nhờ đó năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất thông thường nhiều lần”.

Công nghệ nhà màng “trỗi dậy” trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Thạch Hà

Hà Tĩnh có khí hậu khắc nghiệt, canh tác trong nhà màng giúp cây trồng hạn chế được sự tấn công của dịch hại, côn trùng gây bệnh, né tránh các tác động bất lợi của thời tiết.

Gần đây, người dân Thạch Hà còn hướng tới trồng rau sạch trong nhà màng. Đầu tháng 8, anh Nguyễn Xuân Thành ở thôn Lộc Nội, xã Thạch Xuân đã hoàn thành xây dựng nhà màng trên diện tích đất 500m2 để trồng rau sạch.

Công nghệ nhà màng “trỗi dậy” trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Thạch Hà

Mô hình trồng rau trong nhà màng của hộ anh Nguyễn Xuân Thành ở thôn Lộc Nội, xã Thạch Xuân.

Chị Dương Thị Vân (vợ anh Thành) cho biết: “Sau khi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng sau chúng tôi nhận thấy, việc trồng rau ăn lá rất thích hợp với điều kiện nhà màng do thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng nhanh. Hơn thế, hệ thống màng lưới bao quanh cản trở được côn trùng xâm nhập, giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công chăm sóc. Về mùa mưa, do có màng lưới che nên cây trồng không bị ảnh hưởng. Do đó trồng rau dễ dàng đạt tiêu chuẩn an toàn và giảm giá thành”.

Công nghệ nhà màng “trỗi dậy” trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Thạch Hà

Hiện nay tại Thạch Hà, diện tích canh tác nông nghiệp trong nhà màng đã được nhân lên đến hơn 21.000 m2 ở 48 hộ dân.

Với hiệu quả cao canh tác nhà màng mang lại, HĐND huyện Thạch Hà đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống nhà màng đảm bảo theo thiết kễ mẫu do UBND huyện ban hành để làm vườn ươm giống cây ăn quả hoặc sản xuất các loại rau củ quả thực phẩm có giá trị kinh tế cao, quy mô tối thiểu từ 200m2 trở lên. Theo đó, các mô hình được hỗ trợ 100.000 đồng/m2 cùng với chi phí xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà Lê Văn Thuận cho biết: “Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ 40 hộ dân xây dựng nhà màng với tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng. Hiện nay, diện tích canh tác nông nghiệp trong nhà màng trong toàn huyện đã được nhân lên đến hơn 21.000 m2 ở 48 hộ dân thuộc các xã Nam Điền, Thạch Xuân, Thạch Long, Thạch Sơn, Thạch Đài, Tượng Sơn, Thạch Khê"...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.