Công nghệ truy vết Covid-19 mới

Các nhà khoa học tại ĐH Boston đề xuất giải pháp sử dụng công nghệ truy vết người mắc Covid-19 nhằm ngăn chặn dịch lây lan nhưng vẫn đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.

Con người có những công cụ hỗ trợ hạn chế dịch Covid-19 lây lan như điện thoại di động, thiết bị kết nối Internet, camera an ninh sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ cho phép theo dõi vị trí từng người, dấu hiệu quan trọng và tình trạng sức khỏe. Chúng giúp lần vết tiếp xúc, tìm ra những người có thể bị lây virus từ bệnh nhân Covid-19, cảnh báo người dân về nguồn lây nhiễm gần họ, ưu tiên xét nghiệm, điều trị, quản lý cách ly tại địa phương…

Với sự hỗ trợ từ công nghệ, các chính phủ có thể kiểm soát dịch mà không cần đóng cửa toàn bộ nền kinh tế, yêu cầu người dân ở nhà. Thực tế, một số nước đã nới lỏng quy tắc bảo mật, cho phép cơ quan nhà nước hợp tác với công ty công nghệ trong cuộc chiến chống Covid-19.

Trung Quốc áp dụng cách này song phương Tây khó làm theo do lo ngại về quyền riêng tư.

Công nghệ truy vết Covid-19 mới

Vấn đề về quyền riêng tư được các nước phương Tây quan tâm hàng đầu. Ảnh: Icons8 .

Trong bài viết có tiêu đề Anonymous Collocation Discovery: Harnessing Privacy to Tame the Coronavirus, chuyên gia máy tính tại ĐH Boston (Mỹ) đề xuất biện pháp bảo vệ người dân trước bệnh truyền nhiễm mà không xâm phạm quyền riêng tư.

“Nghiên cứu này cho thấy chúng ta có thể thông báo nhanh chóng, chính xác đến người dùng về lịch sử tiếp xúc bệnh nhân mắc Covid-19 hay bề mặt chứa virus chỉ nhưng không xâm phạm quyền riêng tư”, nhóm nhà khoa học máy tính viết.

Biện pháp này bao gồm ứng dụng di động và máy chủ. Theo đó, ứng dụng tạo token ngẫu nhiên, ẩn danh và truyền phát qua thiết bị bằng bluetooth năng lượng thấp (BLE). Người ở gần đó có thể nhận thông tin.

Token không chứa thông tin thiết bị, vị trí, nhận dạng cá nhân. Do đó, rủi ro bảo mật khi lưu trữ chúng trên thiết bị khác rất thấp. Token cũng có dung lượng rất nhỏ, không chiếm bộ nhớ của thiết bị.

Khi một người mắc Covid-19, cơ quan y tế xác nhận. Ứng dụng gửi tất cả token tới máy chủ. Đương nhiên, không bao gồm thiết bị, vị trí hay thông tin cá nhân. Người dùng không cần lo lắng tiết lộ thông tin nhạy cảm hay bị theo dõi.

Định kỳ, người dùng nhận danh sách token của bệnh nhân nhiễm virus, so sánh với thông tin nhận được. Nếu trùng khớp, họ được cảnh báo nguy cơ từng tiếp xúc với bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu thừa nhận đây không phải giải pháp hoàn hảo. Hai người có thể ở gần nhau nhưng không lây nhiễm hoặc lây từ bề mặt dính giọt bắn chứa virus, không tiếp xúc với bệnh nhân. Dù vậy, họ hy vọng biện pháp này có thể hạn chế dịch Covid-19 lây lan.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.