Công tác dân số - Muôn bề khó

Cùng với những khó khăn chung của ngành dân số cả nước, từ đầu năm đến nay, công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn Hà Tĩnh đang đối mặt với muôn vàn thách thức do thiếu nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia cho các hoạt động ổn định mức sinh, nâng cao chất lượng dân số.

Từ khó khăn về kinh phí

Trong suy nghĩ và quan niệm của người dân, năm Nhâm Thìn được xem là một năm tuổi đẹp để các cặp vợ chồng có thể lựa chọn sinh con - đặc biệt là con trai. Quan niệm ấy cùng với những suy nghĩ lạc hậu về đông con hơn nhiều của, trọng nam, khinh nữ vẫn còn in đậm sau những luỹ tre làng đã khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 gia tăng. Công tác tuyên truyền của đội ngũ cán bộ dân số càng thêm khó. Bên cạnh đó, sự chậm trễ của nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã khiến mọi hoạt động của ngành gần như tê liệt.

Tiết mục văn nghệ của học sinh trường TH Nguyễn Du tại hội nghị biểu dương gia đình- dòng họ khuyến học

Tiết mục văn nghệ của học sinh trường TH Nguyễn Du tại hội nghị biểu dương gia đình- dòng họ khuyến học

Ông Lê Lành - Chi cục trưởng Chi cục dân số tỉnh cho biết: “Dẫu có sự chậm trễ nhưng năm 2011 vào ngày 19/4 UBDN tỉnh đã có quyết định giao chỉ tiêu và kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia . Nhưng năm nay, đã đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 mà chúng tôi vẫn chưa nhận được tín hiệu nào của chương trình. Mọi hoạt động của các dự án nâng cao chất lượng dân số, chiến dịch chăm sóc SKSS, hoạt động tập huấn, tuyên truyền dường như không thể triển khai. Và cũng từ đầu năm đến nay đội ngũ chuyên trách, CTV dân số cơ sở cũng chưa được thanh toán chế độ. Không ít người trong số đó tỏ ra lo lắng, suy giảm bầu nhiệt huyết và mất niềm tin nên hiệu quả của công tác tuyên truyền ngày càng giảm sút”.

Còn nhớ những năm trước, sau khi có Thông tư 05 Bộ y tế về việc kiện toàn bộ máy cán bộ dân số cơ sở, dẫu còn đứng trước muôn vàn khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của các cấp uỷ chính quyền địa phương, ngành dân số tỉnh đã quyết tâm cao độ trong việc thực hiện thông tư và giải quyết chế độ nghỉ cho một số chuyên trách theo quyết định 262 của Thủ tướng Chính phủ. Niềm hy vọng khi có một vị trí, một công ăn việc làm ổn định cộng với bầu nhiệt huyết của sức trẻ đã thực sự trở thành động lực để hoạt động của bộ máy dân số cấp cơ sở có nhiều khởi sắc.

Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi nỗ lực của anh chị em trong công việc cũng chỉ mang về nguồn thu hơn 400 ngàn đồng/tháng. (Chỉ riêng thành phố Hà Tĩnh, chuyên trách dân số đã được đưa vào diện cán bộ bán chuyên trách xã phường nên được hưởng 830 ngàn/ tháng). Chị Nguyễn Thị T.- chuyên trách dân số ở huyện Thạch Hà cho biết: “Số tiền ấy tính ra chưa đủ chi phí cho xăng xe và điện thoại. Còn từ đầu năm đến nay chúng tôi chưa nhận được đồng nào. Không riêng gì đội ngũ chuyên trách mà với CTV mỗi tháng chỉ 50 ngàn đồng thôi cũng chưa nhận được. Thực sự nhiều người cũng đã bắt đầu mất niềm tin và bỏ bê công việc”.

Kinh phí không có để duy trì mọi hoạt động, mạng lưới chuyên trách, CTV dân số đã vơi đi ngọn lửa nhiệt tình, công tác tuyên truyền vận động nhiều nơi bỏ ngỏ. Thêm vào đó, sau khi có một số điều chỉnh về chính sách trong công tác dân số, cụ thể là giảm mức kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 đã gây hiểu lầm trong suy nghĩ không chỉ của tầng lớp nhân dân mà cả trong một số cán bộ đảng viên. Thế nên hoạt động tuyên truyền làm chuyển biến suy nghĩ, hành động của người dân lại càng trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do trong 4 tháng đầu năm nay tỷ lệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh tăng 121,71% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong xu hướng ấy, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng 4,3% so với cùng kỳ. Đặc biệt một số huyện như Lộc Hà tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng 13,04%; Vũ Quang 10,48%; Can Lộc 9,85%; Hương Khê 9,17%....

Đến chậm trễ chiến dịch chăm sóc SKSS

Những con số biết nói ấy đã thực sự làm trăn trở suy nghĩ của những người làm công tác dân số trên địa bàn toàn tỉnh. Thực tế, để chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được phát huy hiệu quả như mong đợi thì thời điểm tốt nhất là triển khai ngay từ đầu mỗi năm. Để ngoài việc cung cấp dịch vụ, chiến dịch cũng sẽ tạo nên đợt tuyên truyền sâu rộng tác động sâu sắc đến suy nghĩ của mọi tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách về dân số.

Vẫn biết “lực bất tòng tâm” nhưng muộn còn hơn không, đội ngũ cán bộ dân số cơ sở đã không “án binh bất động” như một số tỉnh bạn. Để chủ trương của cấp trên biến thành hành động, Chi cục dân số đã chủ động vay tiền để chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có thể về với người dân vùng hưởng lợi. Chia sẻ với những khó khăn của các trung tâm trong quá trình chạy vạy vay mượn kinh phí (thậm chí có nơi như Thạch Hà, Giám đốc Trung tâm dân số đã phải trích tiền làm nhà cho vay), Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tỉnh cũng đã bằng mọi cách khắc phục khó khăn để đảm bảo đáp ứng kịp thời về thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao để thực hiện các chỉ tiêu KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng các gói dịch vụ thuận lợi, an toàn, hiệu quả.

Bác sỹ Hà Thị Thiệp - Trưởng phòng DS/KHHGĐ- Chi cục dân số tỉnh cho biết: “Do nguồn kinh phí không có nên tiến độ triển khai chiến dịch chậm ( từ 20/3-25/5). Cũng từ khó khăn về kinh phí, chiến dịch không được rầm rộ như trước. Ở gói dịch vụ khám, phát hiện các bệnh qua đường sinh sản năm nay chỉ có khám và tư vấn chứ không có thuốc như mọi năm và chiến dịch lại diễn ra đúng vào thời điểm mùa vụ nên công tác vận động người dân cũng khó khăn hơn. Kinh phí không có cũng đã khiến các dự án nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn dường như không thể hoạt động. Chúng tôi đã phải vay mượn để tổ chức 4 lớp tập huấn về kỹ năng tư vấn và kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân của dự án sàng lọc trước và sơ sinh cho các xã vùng hưởng lợi để đảm bảo quyền lợi cho các cháu”.

Thực tế, Hà Tĩnh vẫn là một trong 10 tỉnh thành có mức sinh cao nhất trên địa bàn cả nước, nên mục tiêu ổn đinh quy mô dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vẫn luôn là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài không chỉ riêng của ngành dân số tỉnh nhà. Trong cuộc họp mới đây với Phó tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện cho biết: Tuần tới sẽ có quyết định phân bổ chương trinh MTQG. Song, từ khi có QĐ của tỉnh với sự thống nhất của các ngành, sự phân bổ của Bộ tài chính, rồi nguồn tiền về tới cơ sở thời gian cũng còn lâu nên ngành DS Hà Tĩnh còn muôn bề vướng mắc. Đội ngũ những người làm công tác DS mong muốn sớm được tháo gỡ những khó khăn vì mục tiêu ổn định

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.