Công tố viên Malaysia từ chối đề nghị phóng thích Đoàn Thị Hương

Đoàn Thị Hương bật khóc sau khi công tố viên thông báo quyết định của Bộ trưởng Tư pháp Malaysia và tiếp tục khẳng định bản thân vô tội.

"Liên quan đến việc những người đại diện đệ trình lên ngài Bộ trưởng Tư pháp hôm 11/3, chúng tôi đã nhận được lệnh tiếp tục vụ án", trưởng công tố Malaysia Muhammad Iskandar Ahmad nói tại Tòa án Tối cao Shah Alam ở ngoại ô Kuala Lumpur trong phiên tòa biện hộ đối với Đoàn Thị Hương, theo AFP.

Công tố viên Malaysia từ chối đề nghị phóng thích Đoàn Thị Hương

Đoàn Thị Hương khóc khi được áp giải rời phiên tòa sáng nay. Ảnh: AFP.

Phiên tòa biện hộ bắt đầu lúc 10h hôm nay (9h giờ Việt Nam). Hương mặc áo chống đạn, trùm khăn màu đỏ và được các cảnh sát áp giải đến tòa trước đó hai tiếng.

Luật sư của Đoàn Thị Hương chỉ trích quyết định của cơ quan công tố Malaysia là hành động "ngoan cố".

Sau khi công tố viên thông báo quyết định, Hương khóc nức nở và nói: "Tôi không tức giận vì Siti được thả. Chỉ có Chúa mới biết rằng chúng tôi không giết người. Tôi mong gia đình hãy cầu nguyện cho tôi".

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh cho biết ông rất thất vọng vì tòa án Malaysia không trả tự do cho Hương. "Chúng tôi sẽ yêu cầu Malaysia phải công bằng và thả cô ấy càng sớm càng tốt", đại sứ cho hay.

Thẩm phán Azmi Ariffin nói rằng Hương không đủ điều kiện "thể chất và tinh thần" để tiếp tục phiên tòa hôm nay, do đó thủ tục tố tụng bị hoãn đến ngày 1/4. Nếu bị kết tội, Hương sẽ phải đối mặt với án tử hình bằng cách treo cổ.

Hương và Siti Aisyah, người Indonesia, bị cáo buộc dùng chất độc thần kinh VX sát hại Kim Chol, người mà Mỹ và Hàn Quốc cho rằng chính là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur tháng 2/2017. Hương và Aisyah đều phủ nhận cáo buộc, khẳng định họ bị lừa tham gia một chương trình thực tế có camera giấu kín.

Trong phiên tòa ngày 11/3, công tố viên rút lại cáo buộc giết người với Aisyah nhưng không nêu lý do. Nữ nghi phạm người Indonesia được phóng thích ngay sau phiên toà và hiện đã về nước.

Sau khi Aisyah được phóng thích, Hương bị "sốc" và cảm thấy việc phóng thích Aisyah là không công bằng với cô vì thẩm phán năm ngoái tuyên bố đã tìm thấy đủ bằng chứng để tiếp tục phiên tòa với họ. Đoàn luật sư bào chữa sau đó đề nghị hoãn phiên tòa do bị cáo trong tình trạng tâm lý không ổn định.

Chiều 12/3, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp Malaysia Tommy Thomas đề nghị nước này xem xét trả tự do cho công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương trên cơ sở đối xử công bằng và phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Malaysia.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm với Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah, cho hay lãnh đạo cấp cao và dư luận Việt Nam rất quan tâm đến sự việc. Việt Nam đề nghị phía Malaysia đảm bảo xét xử một cách công bằng, trả tự do cho Đoàn Thị Hương.

Theo VNE

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.