Công trình cầu Phúc Lộc thuộc Dự án đường ô tô đến trung tâm xã Phúc Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được thiết kế có độ dài 142m gồm 2 mố, 3 trụ, 4 nhịp dầm 33m dự ứng lực. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Ban QLDA Giao thông Nông thôn Hà Tĩnh (Sở GTVT Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty CP XD&TM 343 (Đống Đa - Hà Nội).
Thông thường, các công trình XDCB trên địa bàn Hà Tĩnh chậm tiến độ là do vướng mặt bằng nhưng đối với công trình cầu Phúc Lộc thì đơn vị thi công được chủ đầu tư bàn giao mặt bằng sạch không đầy một tháng kể từ khi ký hợp đồng (26/12/2009). Thế nhưng, sau gần 12 tháng triển khai, công trình mới đổ xong mố A2 và đúc xong 2/12 dầm, còn lại 3 trụ P1,P2,P3 và mố A1 mới bắt đầu triển khai đóng cọc thử. Tính chung, khối lượng thi công mới đạt 21% khối lượng công trình, tương đương với 4,16/19 tỷ đồng, trong khi quỹ thời gian mà nhà thầu cam kết trong hợp đồng đã chiếm gần 80% (360/450 ngày).
Sau gần 1 năm thi công, công trình mới chỉ hoàn thành 21% khối lượng |
Kỹ sư Đào Xuân Hưng - Cán bộ kỹ thuật BQL DA GTNT Hà Tĩnh - người được phân công nhiệm vụ theo dõi công trình này, cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến công trình thi công chậm tiến độ. Trước hết, về khách quan, trong quá trình đóng cọc thử, theo thiết kế là dùng búa 3,5 tấn để đóng nhưng trên thực tế khi đóng cọc thử không đáp ứng được độ chối của cọc nên nhà thầu phải dùng loại búa 4,5 tấn để thay thế, dẫn đến thời gian bị chậm mất gần 2 tuần lễ. Sau khi khắc phục xong sự cố về búa đóng cọc, nhà thầu bắt đầu triển khai thi công đồng loạt thì vướng vào đợt mưa lũ đầu tháng 10 vừa qua. Về nguyên nhân chủ quan, thiết bị thi công của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu như: xà lan phục vụ cho công tác thi công quá nhỏ không đủ tải trọng so với các loại thiết bị để thi công công trình này.
Cũng theo kỹ sư Hưng, để thi công loại cầu có nhịp 33 dự ứng lực (như cầu Phúc Lộc) và ở sông có độ sâu tương đối lớn (như sông Nghèn) thì phải dùng loại xà lan có trọng tải 450 tấn trở lên trong khi đơn vị thi công lại dùng loại xà lan chỉ có trọng tải 300 tấn nên không đáp ứng được công tác thi công là điều đương nhiên. Trước thực trạng tiến độ thi công chậm như rùa bò thì chủ đầu tư cũng đã tổ chức 2 cuộc họp với nhà thầu để đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nhưng xem ra đến nay mọi chuyện vẫn dẫm chân tại chỗ.
Trao đổi với chúng tôi ông Thái Hữu Châu - Giám đốc Công ty Tư vấn Giám sát (Hội cầu đường Hà Tĩnh), đơn vị giám sát thi công công trình cầu Phúc Lộc cho biết: Từ khi triển khai thi công công trình cho đến nay hầu như không tập trung vào công việc. Đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật thiếu trầm trọng, máy móc chắp vá không đồng bộ. Đối với một công trình tương đối lớn như cầu Phúc Lộc mà mọi công tác phục vụ cho việc thi công hết sức lèo tèo, lán trại thì tạm bợ, bãi tập kết vật liệu, máy móc phục vụ cho công tác thi công sắp xếp lộn xộn, nhân công không tập trung, chỉ huy trưởng công trường thì chỉ như một sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm thực tế.
Lán trại, bãi tập kết vật liệu máy móc hết sức lèo tèo |
Ông Châu cũng cho biết thêm: Công ty 343 là một đơn vị có kinh nghiệm trong việc thi công cầu nhưng do đơn vị nhận thầu quá nhiều công trình; hơn nữa lại dàn trải ở nhiều tỉnh khác nhau nên không tập trung được nhân lực, phương tiện máy móc để triển khai thi công dẫn đến công trình này bị chậm tiến độ trầm trọng. Có mặt tại công trường thi công cầu Phúc Lộc vào thời điểm đáng lẽ ra là nhà thầu phải dốc toàn lực để thi công nhưng chúng tôi chỉ thấy duy nhất một cán bộ kỹ thuật và gần chục công nhân trông coi công trình chứ không hề tập trung làm việc. Điều đáng nói là hệ thống máy móc, thiết bị để thi công công trình ở đây rất lèo tèo, chỉ có một chiếc máy đào, một máy trộn bê tông loại 1m3 và một búa đóng cọc thay vì phải có hệ thống máy móc, thiết bị dây chuyền đồng bộ và hiện đại như trạm trộn bê tông tươi, hệ thống bơm vữa trực tiếp...
Theo ông Nguyễn Trân - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh, vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với chủ đầu tư là BQL DA sau khi ký hợp đồng đã vội vã cho nhà thầu ứng đến 50% số vốn (gần 10 tỷ đồng). Vì đã trót cho ứng số vốn lớn nên việc áp dụng các biện pháp mạnh đối với nhà thầu như: đình chỉ thi công, chấm dứt hợp đồng là rất khó nên công trình chậm vẫn cứ hoàn chậm.
Ông Trân còn cho biết thêm, nếu đến 31/12/2010 mà khối lượng công việc không chuyển biến, cụ thể không thi công xong trụ P2 và hoàn thành việc đúc dầm thì chúng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng.
Được biết, đây không chỉ là công trình duy nhất do Ban QLDA GTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư bị chậm tiến độ mà còn rất nhiều công trình khác cũng chung tình cảnh này như: tuyến đường liên huyện Sơn Long - Ân Phú (Hương Sơn, Vũ Quang) thuộc dự án ADB5