Cụ bà Leong Yuet Meng không thể một mình đi bộ được 10m, nhưng đang là chủ một tiệm mì vằn thắn trứ danh ở trung tâm Singapore, mỗi ngày phục vụ không dưới 200 bát mì cho các thực khách.
Mặc dù tuổi cao, sức yếu, đi lại khó khăn, mỗi ngày cụ Leong vẫn đều đặn thức dậy vào khoảng 4 giờ sáng, xem lại sổ sách kế toán và cầu nguyện trước khi con trai chở cụ đến một khu chợ ở địa phương để mua nguyên liệu chế biến cho ngày hôm sau.
Cụ Leong được dìu đi chợ.
Đến tiệm Nam Seng Noodle House từ 8 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều, người ta luôn thấy hình ảnh cụ Leong ngồi khom lưng bên nồi mì sôi, tỉ mỉ thái những miếng thịt xá xíu (một loại thịt lợn nướng hoặc quay chế biến kiểu Quảng Đông, Trung Quốc) và phục vụ những bát mì vằn thắn hấp dẫn.
Cụ Leong thái xá xíu bên trong tiệm mì vằn thắn.
Cụ Leong vắt sủi cảo bên trong tiệm mì Nam Seng Noodle House. “Tôi cố gắng duy trì tiệm mì này lâu nhất có thể, nhưng tiếc là tôi đã già. Tôi sợ rằng tất cả những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy trong nhiều năm qua sẽ mai một bởi không ai trong số các con tôi theo nghề của mẹ”, cụ Leong tâm sự với phóng viên hãng tin Reuters.
Singapore có khoảng 110 khu ẩm thực đường phố – những quầy hàng ăn ngoài trời được dựng lên cho những người bán hàng rong trong nỗ lực làm sạch đẹp quốc đảo những năm 1970 – và phần lớn trong số hơn 6.000 quầy đó đã được sử dụng. Chính phủ Singapore cho biết họ sẽ nộp hồ sơ trong tháng này để bổ sung văn hóa bán hàng rong vào Danh sách đại diện của UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong ảnh: Cụ Leong Yuet Meng ngồi trong nhà mình ở Singapore
Các đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain và Gordon Ramsay đã ca ngợi những món ăn đặc sản của Singapore như cơm gà. Một số quầy bán rong ở “đảo quốc sư tử” phục vụ các bữa ăn đạt chuẩn sao Michelin rẻ nhất thế giới với giá chỉ 2 USD. Năm ngoái, bộ phim đình đám của Hollywood Crazy Rich Asians đã quay cảnh các ngôi sao nổi tiếng bên cạnh những chiếc đĩa chất đống tại một chợ đêm nổi tiếng ở Singapore. Trong ảnh: Tiệm mì Nam Seng Noodle House của cụ Leong.
Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn đang hiện hữu tại Singapore đó là những người bán hàng rong đang ngày một già đi và những người con của họ được giáo dục tốt hơn lại không tiếp quản công việc bên trong căn bếp chật chội mà muốn theo đuổi sự nghiệp ở những tòa nhà văn phòng. Độ tuổi trung bình của người bán hàng rong ở Singapore là 59, theo báo cáo của chính phủ, cao hơn mức trung bình 43 tuổi của lực lượng lao động nước này. Trong ảnh: Con trai cụ Leong - anh Michael Tang, 66 tuổi giúp mẹ chuẩn bị mở cửa hàng đón khách.
Cụ Leong được cháu trai Bryant Tang, 41 tuổi, dìu về nhà sau một ngày làm việc tại tiệm mì.
Cụ Leong chơi mạt chược giải trí với các bạn già tại nhà riêng những khi rảnh rỗi.