Cuộc cải cách giáo dục lớn ở Phi-líp-pin

Nền giáo dục Phi-líp-pin đang đứng trước thay đổi lớn nhất trong lịch sử nước này khi chương trình giáo dục phổ thông sẽ chuyển từ hệ đào tạo 10 năm sang 12 năm (K-12), dự kiến áp dụng từ năm 2016. Để thực hiện cuộc cải cách này, Phi-líp-pin phải vượt qua không ít khó khăn.

Câu chuyện quốc tế

Những nhược điểm của chương trình giáo dục phổ thông 10 năm đối với Phi-líp-pin đã quá rõ ràng. Hệ lụy của nó là khiến hàng triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông khi chưa tới 18 tuổi, gây khó khăn khi tìm việc làm và tạo thêm gánh nặng cho thị trường lao động Phi-líp-pin. Hơn nữa, chương trình giáo dục như vậy đe dọa đến triển vọng khi học sinh Phi-líp-pin xin việc ở nước ngoài, hoặc muốn theo học các trường đại học nước ngoài nơi bằng cấp của họ khó được công nhận.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bởi vậy, chính sách giáo dục mới - một cột trụ trong chương trình nghị sự của Tổng thống Phi-líp-pin Bê-ních-nô S.A-ki-nô (Benigno S.Aquino) - được coi là biện pháp hỗ trợ cộng đồng người nghèo bằng cách trang bị cho học sinh những kỹ năng cần có nhằm có nhiều cơ hội tìm được việc làm lương cao cả ở trong và ngoài nước. En-vin Uy (Elvin Uy), một quan chức giáo dục Phi-líp-pin nói: “Chúng tôi muốn tạo điều kiện tốt nhất cho những công dân trẻ tuổi có một cuộc sống đàng hoàng”. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ở đất nước mà thu nhập hộ gia đình trung bình năm 2012 chỉ ở khoảng 235.000 pê-xô/năm (tương đương 5.100USD), nhiều gia đình đã phản đối ý tưởng này, coi đó là gánh nặng kinh tế, chứ không phải lợi ích. “Không cần thiết phải thêm 2 năm. Đó sẽ chỉ là 2 năm lãng phí thời gian và chúng tôi không thể cáng đáng được”, Ma-ri Gin Rây-ét (Mary Jean Reyes), 34 tuổi, một bà mẹ thất nghiệp và sắp sinh con thứ 5, nói.

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các quan chức Phi-líp-pin đã tranh luận về việc kéo dài bậc học phổ thông, nhưng những nỗ lực của họ đã thất bại vì thiếu hụt ngân sách và sự phản đối từ người dân, đặc biệt ở những khu vực như thành phố Qui-dôn, ngoại ô Ma-ni-la, nơi nhiều gia đình nghèo muốn con em đi làm nuôi gia đình. “Học sinh có thể học ngay trên đường phố, trong trang trại, trong các nhà máy. Tại sao chúng ta phải bắt trẻ học ở trường khi chúng không muốn?”, Rô-bin Ri-ốt (Robin Rios), một công nhân xây dựng 56 tuổi, nói.

Khi được đề xuất năm 2012, chương trình K-12 được sự ủng hộ lớn của các chuyên gia giáo dục và nhà điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự ủng hộ giảm dần. Có tới 6 đơn khiếu nại tập thể đã gửi tới Tòa án Tối cao Phi-líp-pin. Những người nộp đơn lo ngại thêm hai năm học phổ thông sẽ gây sức ép lên học sinh và khiến cuộc khủng hoảng bỏ học ngày càng tồi tệ. Hiện nay, 1/4 học sinh Phi-líp-pin không tốt nghiệp được lớp 10.

Các giáo sư đại học là những người dẫn đầu làn sóng phản đối. Nhiều người lo lắng việc chuyển lớp cho học sinh 17 và 18 tuổi từ bậc đại học xuống bậc phổ thông sẽ khiến các trường đại học sa thải ít nhất 25.000 nhân viên. Phía học sinh lo ngại nguy cơ thiếu trường lớp, còn phụ huynh lo không đủ tài chính nuôi con thêm 2 năm ăn học, chưa kể việc học lâu hơn còn làm mất nguồn lao động bổ sung cho các gia đình. Ngoài ra trước nguy cơ học sinh bỏ học ngày càng nhiều, các giảng viên đại học cũng thấp thỏm không kém trước nguy cơ thiếu sinh viên trong khoảng 2 năm. Đó là chưa kể gánh nặng ngân sách, bởi theo dự kiến, để thực hiện chương trình giáo dục mới, Chính phủ phải xây dựng 30.000 phòng học mới và thuê thêm 43.000 giáo viên trong năm sau. Trong khi đó, khoảng 25% trường trung học không có không gian để mở rộng cho lớp 11 vào năm sau. Học sinh tại các trường này sẽ phải học ở các trường học khác hoặc chuyển sang học trường tư thục.

Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng, không thể phủ nhận những lợi ích lâu dài mà chương trình K-12 đem lại đối với việc cải thiện cuộc sống cho người dân Phi-líp-pin. “Thay vì ngoảnh mặt lại với khó khăn, tại sao chúng ta lại không cùng bắt tay nhau vượt qua thách thức để cải thiện tương lai của chính con em chúng ta”, một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục Phi-líp-pin lên tiếng.

Theo NGỌC TH/qdnd.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.