Cuộc đua thành lập chính phủ ở Thái Lan có khả năng rơi vào bế tắc

Sau khi Ủy ban bầu cử (EC) của Thái Lan công bố kết quả bầu cử sơ bộ theo khu vực, cuộc đua thành lập chính phủ diễn ra giữa hai đảng lớn là đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) và đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (Palang Pracharath) có thể rơi vào bế tắc.

Cuộc đua thành lập chính phủ ở Thái Lan có khả năng rơi vào bế tắc

Nhân viên an ninh và nhân viên bầu cử Thái Lan kiểm kết quả bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Narathiwat ngày 24/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo kết quả của EC, đảng Pheu Thai dẫn đầu với 138 ghế trên tổng số 350 đơn vị bầu cử, xếp thứ hai là đảng Palang Pracharath với 96 ghế.

Tuy nhiên, theo phổ thông đầu phiếu, đảng Palang Pracharath nhận được 7.939.937 phiếu, còn đảng Pheu Thái có được sự ủng hộ của 7.423.361 cử tri.

Truyền thông sở tại dẫn lời lãnh đạo đảng Palang Pracharath khẳng định đảng này đã chiến thắng theo phổ thông đầu phiếu và có đủ tính chính danh. Trong khi đó, đảng Pheu Thai lại lập luận rằng họ giành được nhiều ghế nhất tại Hạ viện, do đó đảng Pheu Thai phải có quyền thành lập chính phủ.

Trong cuộc bầu cử lần này, tổng số phiếu mỗi đảng nhận được - bất kể ứng cử viên theo đơn vị bầu cử của đảng đó có giành chiến thắng hay không - sẽ có vai trò trong việc quyết định tổng số Hạ nghị sỹ mà đảng đó giành được.

Dựa trên công thức tính đại diện tỷ lệ thành viên hỗn hợp của Luật bầu cử Hạ nghị sỹ Thái Lan, Pheu Thái nhiều khả năng sẽ có được tổng số 138 ghế ở Hạ viện (không đạt được ghế theo danh sách đảng), đảng Palang Pracharath giành được 119 ghế (23 ghế theo danh sách đảng).

Mặc dù cả hai đảng trên đều tuyên bố khả năng thành lập chính phủ, nhưng các chuyên gia phân tích nhận định việc này không hề dễ dàng.

Theo kết quả đã công bố, hiện chưa đảng nào có thể lập được liên minh đủ 250 ghế ở Hạ viện, điều này có thể dẫn đến bế tắc. Hơn nữa, sự khác biệt về tổng số ghế ở Hạ viện của hai đảng là không lớn.

Theo luật, đảng Pheu Thai phải tập hợp được một liên minh với 251 ghế ở Hạ viện để thành lập chính phủ và đủ 376 ghế để bầu thủ tướng tại lưỡng viện, điều này chỉ xảy ra khi tất cả các đảng còn lại (trừ Palang Pracharath) ủng hộ đảng Pheu Thai.

Ngược lại, đảng Palang Pracharath chỉ cần 126 ghế ở Hạ viện để bầu thủ tướng, do đã có 250 Thượng nghị sỹ do Hội đồng Hòa bình và Trật tự (NCPO) chỉ định.

Trong thời gian tới, cả hai đảng trên sẽ tiếp tục thỏa hiệp với các đối tác tiềm năng để thành lập liên minh đa số ở Hạ viện./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.