Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thống nhất với việc chỉ hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND

(Baohatinh.vn) - Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với ý kiến của Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn trong phiên góp ý về Luật Tổ chức Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thống nhất với việc chỉ hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND

Sáng 26/5, tiếp tục diễn ra chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. (Trong ảnh: Quang cảnh phiên họp của Quốc hội. Ảnh: TTXVN)

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 26/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Phiên họp đã ghi nhận 18 ý kiến đóng góp và 3 ý kiến tranh luận.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thống nhất với việc chỉ hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn mở đầu phiên thảo luận kỳ họp về dự án Luật Tổ chức Quốc hội

Là người mở đầu phiên thảo luận tại phiên làm việc của Quốc hội sáng nay, đại biểu Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh cho rằng, dự thảo luật trình Quốc hội lần này đã tiếp thu nhiều nội dung mà các ĐBQH đã góp ý tại kỳ họp trước.

“Tôi đồng tình với số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% nhằm tăng tính chuyên nghiệp. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ chế dành tỷ lệ nhất định (khoảng 3% - 5%) cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đủ điều kiện có thể tham gia làm ĐBQH hoạt động chuyên trách”, đại biểu Sơn góp ý.

Về phụ cấp và các chế độ đảm bảo hoạt động cho ĐBQH (Điều 41, Điều 42), đại biểu Sơn nêu ý kiến, cần có chính sách thu hút những người có uy tín, năng lực, trình độ về công tác, làm việc tại Quốc hội thông qua việc nghiên cứu, xây dựng bảng lương phù hợp với chức vụ, vị trí việc làm tại các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thống nhất với việc chỉ hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh trao đổi các nội dung bên lề kỳ họp vào sáng 26/5.

Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh cũng thống nhất đề nghị của Chính phủ theo báo cáo số 232/BC-CP ngày 18/5/2020 tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 580 về việc thí điểm hợp nhất 3 văn phòng tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó chỉ sáp nhập văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND.

Đại biểu Sơn phân tích, việc duy trì các chức danh Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách sẽ tạo điều kiện để thực hiện được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương về việc tăng hợp lý tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách đồng thời giảm số lượng ủy viên thường trực tại hội đồng, ủy ban.

Đồng thời đề nghị quy định số lượng tối đa phó chủ nhiệm, ủy viên thường trực, còn các ĐBQH chuyên trách thực sự là các chuyên gia hay những đại biểu có trình độ chuyên môn cao cần có chế độ phù hợp, không nặng quy định về độ tuổi.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thống nhất với việc chỉ hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND

Ý kiến của Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh được đông đảo đại biểu tán thành.

Tại kỳ họp lần này, đại biểu Nguyễn Văn Sơn tiếp tục đề nghị nâng cấp Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện thành cơ quan chuyên môn của Quốc hội trong sửa đổi luật.

Khi Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu có địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng trong Luật Tổ chức Quốc hội sẽ tạo điều kiện trong việc thu hút, bố trí sắp xếp cán bộ về công tác tại Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu.

Bên cạnh đó sẽ bổ sung thêm một số nhiệm vụ quyền hạn cho các ban như: chủ trì, tham mưu thẩm tra một số dự án luật, nghị quyết về các lĩnh vực công tác chuyên môn thuộc chức năng nhiệm vụ của các ban khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công.

Chiều nay, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và tiến hành thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.