Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh và đại diện các tỉnh thành kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những công lao, đóng góp to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn hóa nước nhà và thế giới.
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.
Chương trình "Theo dấu chân Hải Thượng "do Trường THCS Phan Đình Phùng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho các giáo viên, học sinh về sự nghiệp của Đại danh y.
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) dự kiến hoàn thành sau 180 ngày kể từ ngày triển khai xây dựng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các cấp, ngành thực hiện tốt công tác chuẩn bị, tổ chức kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông và Festival Về miền ví, giặm một cách bài bản, trang trọng.
Với mục tiêu phát triển đơn vị lên một tầm cao mới, tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh đã phát huy tinh hoa y thuật, trau dồi y đức, xây dựng bệnh viện trở thành điểm sáng trong hệ thống y học cổ truyền toàn quốc.
Cuộc thi “Tim hiểu thân thế, sự nghiệp Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” trong các trường học ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; giáo dục truyền thống về tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ, học sinh.
Hưng Yên và Hà Tĩnh vinh dự, tự hào là quê nội và quê ngoại của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Sự kiện vinh danh đại danh y có thể coi là một điểm nhấn cho năm 2024 để hai tỉnh định hướng phát triển nền y học cổ truyền nhằm kế thừa, phát huy di sản Hải Thượng Lãn Ông để lại.
Sự kiện danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh đã mang đến niềm tự hào to lớn cho chính quyền, người dân Hương Sơn, từ đó đặt ra trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản mà đại danh y để lại cho hậu thế.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024).
Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn đã tổ chức hội thi vật tay, trưng bày diều sáo nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh.
Trong khuôn khổ Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, tại chùa Tượng Sơn, xã Sơn Giang (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ hội cầu sức khoẻ, tưởng niệm 232 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1791 - 2023).
Trong khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, chiều 3/2, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cùng con cháu dòng tộc họ Lê và bà con nhân dân long trọng tổ chức lễ dâng hương tại khu mộ và lễ rước, cúng tế tại Nhà thờ Lê Hữu Trác tại thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (gồm 28 tập, 66 quyển) - bộ sách được coi là “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại.
Hà Tĩnh đang tập trung hoàn tất các điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để tổ chức các hoạt động tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và kỷ niệm Ngày truyền thống Y dược cổ truyền Việt Nam đảm bảo trang trọng, ý nghĩa và có tính giáo dục cao.
Chùa Tượng Sơn ở thôn 1, xã Sơn Giang (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác. Hằng năm, chùa đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Từ hàng trăm năm nay, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Ngoài ra, bán diều cũng giúp họ có thêm khoản thu nhập phụ đáng kể.
Thực hiện các hoạt động thiện nguyện “Vì sức khỏe cộng đồng”, Hội Nam y Việt Nam vừa tặng 20 xe lăn cho người khuyết tật và 300 suất quà cho người nghèo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh)
Tự hào với truyền thống lịch sử 550 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực không ngừng để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sáng nay (17/2), Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh - UBND huyện Hương Sơn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, mở đầu năm Du lịch Hà Tĩnh 2019 và kỷ niệm 228 năm ngày mất Đại Danh y Lê Hữu Trác (1791-2019).
Nguồn dược liệu phong phú và đa dạng do cha ông ta, đặc biệt là Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông truyền lại có tác dụng to lớn trong việc khám chữa bệnh. Ngày nay, nhiều địa phương đang tích cực phát triển vườn cây thuốc nam hướng đến sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần nâng cao chất lượng điều trị bằng y học cổ truyền.
Chiều 9/2, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh và huyện Hương Sơn long trọng tổ chức Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông và kỷ niệm 226 năm ngày mất đại danh y Lê Hữu Trác. Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải cùng dự.