“Tấm căn cước” quý giá

(Baohatinh.vn) - Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.

Đất anh hùng, đất thi nhân

Hà Tĩnh lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, hướng mặt về biển Đông bao la, xa xưa là vùng đất cổ Việt Thường, nơi tụ cư của người Việt cổ. Với thế núi hình sông, phong thổ, địa lý và vị trí “biên trấn” trong lịch sử, Hà Tĩnh là mảnh đất giang sơn tụ khí. Linh khí quần tụ từ Hồng Lĩnh 99 đỉnh uốn lượn bên dòng Lam Giang xanh trong mềm mại, từ “Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng bến Tam Soa”, từ “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, từ 6 cửa sông mở ra biển cả bao la.

bqbht_br_dji-0834-1.jpg
Với thế núi hình sông, phong thổ, địa lý và vị trí “biên trấn” trong lịch sử, Hà Tĩnh là mảnh đất giang sơn tụ khí.

Khí chất sông núi tạo nên khí chất con người, làm nên hồn cốt của một vùng đất, tạo ra những giá trị văn hóa lớn lao. Bao lớp danh nhân hiền tài và những người dân bình dị từ đời này sang đời khác đã vun đắp truyền thống văn hóa, đóng góp to lớn cho nước nhà. Từ thuở bình minh của lịch sử cho đến hôm nay, cư dân Hà Tĩnh đã không ngừng sáng tạo, trao truyền, hun đúc nên hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo.

Trong đó, 700 di tích đã được xếp hạng các cấp. UNESCO đã công nhận 2 danh nhân là Đại thi hào Nguyễn Du và Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; công nhận 3 di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu; 2 di sản phi vật thể là dân ca ví, giặm và ca trù.

69d1145609t29402l0-2.jpg
bqbht_br_dji-0788.jpg
UNESCO đã công nhận 2 danh nhân của Hà Tĩnh là Đại thi hào Nguyễn Du và Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Người Hà Tĩnh nổi lên với các đặc trưng cơ bản: Yêu quê hương, đất nước, luôn sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, đi đầu bước trước trong mọi cuộc cách mạng, hiếu học và học giỏi, trọng danh và quyết chí để thành danh, ngay thẳng bộc trực mà sâu sắc, thủy chung, mộc mạc mà đằm thắm, dung dị mà lãng mạn, thâm trầm mà hài hước, nghiêm cẩn, quyết liệt mà nhân ái, bao dung, gian khổ vẫn vui cười.

Đặc biệt, do nằm trong vùng “chảo lửa túi mưa”, người Hà Tĩnh có tinh thần gắn kết cộng đồng bền vững. Nhà thơ Huy Cận viết: Đất này bền nghĩa bạn/ Đất này tình thủy chung/ Đất này mẹ dạy con/ Yêu anh hùng nghĩa khí… Những đặc trưng này đã làm nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh, là “tấm căn cước” đi ra khắp mọi miền, tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn trong sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

Lâu nay, giới học giả nghiên cứu, các văn nghệ sĩ sáng tác và người dân cả nước nói về đất và người Hà Tĩnh thường dùng đến những cụm từ: “văn hóa và cách mạng”, “đất nhạc, đất thơ”, “đất học”, “địa linh nhân kiệt”… Riêng tôi muốn dùng thêm một cụm từ tuy không mới nhưng phản ánh được tố chất của con người và vùng đất nơi đây, nêu bật được bản sắc văn hóa và cốt cách người Hà Tĩnh: “Đất anh hùng, đất thi nhân”. Khi đất nước có giặc, người Hà Tĩnh rất anh hùng, bất khuất, kiên trung. Tố chất anh hùng luôn hòa quyện tố chất thi nhân, tạo nên mẫu người nghĩa sĩ, chiến sĩ cách mạng, người trí thức rất can trường mà tâm hồn vẫn khoáng đạt, lãng mạn, chứa chất nhiều khát vọng. Tiêu biểu là Nghĩa vương Nguyễn Biểu, Sứ thần - Đại thi hào Nguyễn Du, Dinh điền sứ - nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Danh tướng - thi nhân Đặng Dung, Quân sư - tác gia Nguyễn Thiếp, Nhà giáo - nhà ngoại giao - nhà biên soạn Nguyễn Huy Oánh, Đình nguyên Tiến sĩ - chí sĩ Phan Đình Phùng, thầy giáo - nhà cách mạng Trần Phú, Hà Huy Tập…

Hà Tĩnh là mảnh đất giang sơn tụ khí (Ảnh: Đậu Hà).
Hà Tĩnh là mảnh đất giang sơn tụ khí (Ảnh: Đậu Hà).

Nói về khí chất yêu nước, can trường, xả thân vì nghĩa lớn của con người nơi đây, nhà Sử học người Pháp Hipop Le Breton viết: “An - Tĩnh là quê hương của nhiều triều vua. Đất này đã sản sinh ra những vị đế vương, những loạn thần, những võ tướng và những thi nhân... Đất An - Tĩnh là quê hương của những bậc đại nho ở An Nam lừng danh một thời”.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, đất Hà Tĩnh luôn xuất hiện những anh hùng, văn nhân, hiền tài. Ẩn chứa phía sau con người làm tròn việc nước là những tâm hồn yêu đời, những tài năng thơ, những nhà văn hóa kiệt xuất với đời sống tinh thần vô cùng phong phú, tiêu biểu là Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khắc Viện... Họ là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của dòng chảy văn hóa Hà Tĩnh như dòng sông Lam không bao giờ vơi cạn, chứa đựng biết bao thăng trầm lịch sử, bao buồn vui của đời người.

Tích tụ từ hàng ngàn năm, phẩm chất, tố chất người Hà Tĩnh, văn hóa Hà Tĩnh trở thành kho báu, là “thiên nhiên thứ 2” tiềm tàng, phong phú. Kho báu ấy đã được các thế hệ người Hà Tĩnh sau này làm giàu thêm. Đó là những gương mặt học sinh giỏi, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ… thành danh trong nước và trên thế giới. Đó là những người nông dân, công nhân đã đem sức lực và trí tuệ xây dựng nên làng quê NTM kiểu mẫu, những công trình hiện đại làm cho bộ mặt quê hương ngày càng tươi đẹp, rạng rỡ, những nghệ nhân góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của cha ông.

Nhân lên sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Hà Tĩnh

Được tiếp nhận, trao truyền mạch nguồn văn hóa của các thế hệ cha ông, trong hành trình xây dựng và phát triển, Hà Tĩnh luôn coi văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần xã hội, “sức mạnh mềm” to lớn. Tiếp nối, cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết Trung ương về văn hóa, con người Việt Nam, ngày 22/12/2023, BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.

Hà Tĩnh luôn coi văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần xã hội, “sức mạnh mềm” to lớn.
Hà Tĩnh luôn coi văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần xã hội, “sức mạnh mềm” to lớn.

Nghị quyết đã nhấn mạnh yếu tố “con người” trong mối tương quan “văn hóa - con người”: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, mục tiêu, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Phát triển văn hóa phải hài hòa với chính trị, KT-XH… Trọng tâm xây dựng, phát triển văn hóa là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và xây dựng con người phát triển toàn diện, có nhân cách cao đẹp”.

Nghị quyết cũng định hướng “Xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hội đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam và giá trị riêng có của con người Hà Tĩnh: Yêu quê hương, đất nước; đoàn kết, nghĩa tình, cần cù, hiếu học; năng động, sáng tạo; kỷ luật, trọng danh dự, thượng tôn pháp luật; ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên; tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hiểu biết, tự hào về lịch sử, văn hóa quê hương, dân tộc”.

Trong mọi thời đại, con người luôn là chủ thể sáng tạo và gìn giữ di sản văn hóa, tạo ra môi trường văn hóa. Môi trường văn hóa, sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội góp phần hình thành lối sống, tri thức, ứng xử văn hóa, sáng tạo và trao truyền văn hóa của mỗi con người. Nghị quyết 18-NQ/TU thêm một lần nữa khơi dậy nguồn nội sinh to lớn trong mỗi người dân đất Hồng Lam, góp phần chấn hưng văn hóa, thúc đẩy nguồn lực con người, vì mục tiêu đưa Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh, phát triển, tiên tiến và đậm đà bản sắc.

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).