Bộ “bách khoa toàn thư” của nền y dược học cổ truyền Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là bộ mộc bản gốc, duy nhất khắc lại đầy đủ bộ sách thuốc Y tông tâm lĩnh của Đại danh y Lê Hữu Trác.

Tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (những lĩnh hội tâm huyết về ngành y của Hải Thượng) là bộ sách y học nổi tiếng của Đại danh y Lê Hữu Trác - tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông biên soạn vào cuối thế kỷ XVIII. Đến nay, bộ sách vẫn được coi như bộ “bách khoa toàn thư” của nền y dược học cổ truyền Việt Nam.

222.gif
Chùa Đồng Nhân - nơi nhà sư Thích Thanh Cao trụ trì. (Ảnh: internet).

Tuy nhiên, sau khi Lê Hữu Trác qua đời (năm 1791), bộ sách thuốc quý của ông vẫn chưa được san khắc in ấn, thậm chí có tản mát nội dung do việc truyền bản bằng cách chép tay, dẫn đến nguy cơ thất truyền. Gần 100 năm sau, vào thời vua Tự Đức (1848-1883), nhà sư Thích Thanh Cao khi ấy trụ trì chùa Đồng Nhân (Đồng Nhân tự), nay thuộc phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, do cơ duyên đã dày công sưu tầm đầy đủ nội dung bộ sách từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó hội bàn với các danh y khác khảo đính lại bản thảo và tiến hành cho khắc ván, in sách.

Quá trình khắc bản bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” diễn ra trong một khoảng thời gian dài, gồm nhiều khâu như: sưu tầm bản gốc sách, hiệu chỉnh nội dung, tổ chức khắc in. Thiền sư Thích Thanh Cao đứng lên chủ trì việc sưu tầm nội dung tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác từ các nguồn trong dân gian, hiệu chỉnh nội dung dưới thời vua Tự Đức và tổ chức hiệu đính nội dung trong khoảng 6 năm liên tiếp (1879-1885), sau đó mời thợ tiến hành khắc ván tại chùa Đồng Nhân.

Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được khắc ván và in thành sách; những vấn đề mà ngành y học cổ truyền ngày nay được kế thừa từ Hải Thượng Lãn Ông chính là từ nội dung bộ ván khắc này. Có thể khẳng định, nhà sư Thích Thanh Cao đã có công rất lớn đối với việc “cứu sống” nội dung tác phẩm sách thuốc “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, đồng thời cũng là người làm hồi sinh tên tuổi của bậc đại danh y nước Nam Lê Hữu Trác.

bqbht_br_z6162707907170-03eaa4058f39f07b7acefc0119ec1bdb.jpg
bqbht_br_z6162705586363-faea7a2e5d48072b1a059d7ecfa185d5.jpg
bqbht_br_z6162708127282-b09c8a6ed4751d46fab869d6b7dcf31b.jpg
Mộc bản Hải Thượng Y tông tâm lĩnh được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh.

Nhờ công lao của nhà sư Thích Thanh Cao mà đến nay chúng ta mới được thừa hưởng một di sản vô cùng quý giá về y học của Hải Thượng Lãn Ông. Hiện nay, tại chùa Đồng Nhân còn lưu giữ nhiều tư liệu cho biết về lai lịch, hành trạng của Thiền sư Thích Thanh Cao cũng như việc ông là người tổ chức san khắc bộ mộc bản sách quý giá này.

Bộ mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” từ khi san khắc đến những năm 1980 của thế kỷ XX vẫn được lưu giữ tại chùa Đồng Nhân. Năm 1982, phần lớn mộc bản này được Bảo tàng Hà Bắc sưu tầm và đưa về lưu giữ trong kho cơ sở của bảo tàng. Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh tái lập, số mộc bản này được giao lại cho Bảo tàng Bắc Ninh lưu giữ đến nay.

Toàn bộ số ván khắc thuộc bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” tại Bảo tàng Bắc Ninh hiện có 1.183 đơn vị (ván khắc), được sắp xếp theo thứ tự các quyển dựa theo bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” hiện lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (bộ sách này được xác định in từ bộ mộc bản của Bảo tàng Bắc Ninh). Trong số này có 1.024 ván khắc 2 mặt và 159 ván khắc 1 mặt, mỗi mặt tương ứng với 2 trang sách.

bqbht_br_z6162704642402-836f4e2619cf790adadb35005894f91c.jpg
bqbht_br_z6162704920430-c21a20e8d3d3c50dd9dd72f33cb396a5.jpg
bqbht_br_z6162705252426-b2a9b4250e0b84159135fd29b607d163.jpg
Mộc bản Hải Thượng Y tông tâm lĩnh được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh.

Các ván khắc sử dụng gỗ thị để khắc nội dung chữ Hán hoặc đồ hình theo nội dung tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của danh y Lê Hữu Trác. Bộ ván đã trải qua nhiều lần in dập nên được phủ lên lớp mực đen bóng và lớp mực này vô tình trở thành chất bảo vệ ván, chống mối mọt rất hiệu quả. Mỗi ván khắc được thiết kế theo hình chữ nhật, kích thước trung bình là: 30 cm x 21 cm x 1,8 cm; 35 cm x 21 cm x 1,6 cm; 34 cm x 20 cm x 2 cm; 32,5 cm x 20,5 cm x 2,1 cm. Chữ được khắc ngược trên mặt ván, phần lớn là kiểu chữ chân phương dễ đọc, đường nét mềm mại và đẹp, được khắc sâu (khoảng 1-1,5 mm) nên bản in ra giấy dó rất sắc nét.

Mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” ở Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là hiện vật gốc, độc bản, có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, khoa học và là bằng chứng duy nhất xác thực cho sự tồn tại của bộ sách y học nổi tiếng “Y tông tâm lĩnh” do Đại danh y Lê Hữu Trác biên soạn vào thế kỷ XVIII. Hiện nay, toàn bộ 1.183 đơn vị mộc bản được Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh quản lý tương đối tốt. Các ván khắc được đánh số, sắp xếp trên giá một cách khoa học. Bảo tàng đã thực hiện in dập và chụp ảnh toàn bộ các mặt ván, lưu trữ vào phần mềm.

bqbht_br_t1-1.jpg
Cán bộ Bảo tàng Bắc Ninh bảo quản mộc bản bộ sách "Hải Thượng Y tông tâm lĩnh".

Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh cũng đã triển khai nhiều giải pháp như: tổ chức nghiên cứu, hội thảo khoa học, trưng bày, tuyên truyền quảng bá giá trị mộc bản trên các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm phát huy giá trị di sản. Bảo tàng đang có kế hoạch nghiên cứu, từng bước phục dựng hoàn thiện bộ mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” bằng công nghệ in 3D phục vụ công tác trưng bày, quảng bá giá trị di sản.

Ngày 25/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2198/QĐ-TTg công nhận 23 bảo vật quốc gia, trong đó có bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh.

Bộ mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là bộ ván duy nhất in khắc bộ sách thuốc nổi tiếng của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Mộc bản vừa là di sản văn hóa vật thể, vừa là di sản văn hóa phi vật thể, trong đó hàm chứa nhiều nội dung mà ngày nay vẫn khai thác, phát huy giá trị di sản, đặc biệt trong lĩnh vực y học, chữa bệnh cứu người. Ngoài ra, bộ mộc bản này gắn liền với vị danh y nổi tiếng của dân tộc - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Việc tôn vinh giá trị của bộ mộc bản cũng là tôn vinh nền y dược cổ truyền Việt Nam và tôn vinh một đại danh y vốn đã nổi tiếng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.