Đài phát thanh của IS ở Mosul, Iraq bị đánh bom

(Baohatinh.vn) - Đài phát thanh Al-Bayan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đặt tại thành phố Mosul, Iraq đã bị đánh bom, NBC News dẫn lời người phát ngôn Bộ Chỉ huy tác chiến liên hợp của Iraq (Joint Operation Command), mới đây đưa tin.

dai phat thanh cua is o mosul iraq bi danh bom

Quân đội Iraq. (Ảnh: Reuters)

Đài phát thanh Al-Bayan là một trong những công cụ tuyên truyền mạnh nhất được IS sử dụng để truyền bá tư tưởng cực đoan nhằm chiêu mộ chiến binh gia nhập vào tổ chức này. Al-Bayan đã dừng hoạt động kể từ hôm Chủ nhật (2/10), sau khi hứng bom từ các máy bay chiến đấu của không quân Iraq, người phát ngôn này nói thêm.

Với sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Chính phủ Iraq hiện đang gấp rút chuẩn bị chiến dịch tái chiếm Mosul - thành phố lớn thứ hai của Iraq với 1,2 triệu dân, nằm ở phía Đông Bắc Baghdad.

Mosul có vị trí địa - chiến lược hết sức quan trọng. Kể từ khi bị IS chiếm đóng từ tháng 6/2014, cùng với thành phố Raqqa ở Syria, Mosul trở thành căn cứ chính của nhóm phiến quân này.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken ngày 14/9 thông báo Washington sẽ cung cấp cho Iraq một khoản viện trợ nhân đạo trị giá 181 triệu USD, trong bối cảnh dự báo số người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn gia tăng, khi quân đội Iraq khởi động chiến dịch giành lại Mosul từ tay IS.

Ngoài ra, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 28/9 cho biết Mỹ sẽ điều thêm binh lính để hỗ trợ các lực lượng của Iraq trong cuộc chiến nhằm giành lại Mosul, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay. Hiện có ít nhất 4.400 binh lính Mỹ ở Iraq.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ NBC News, Reuters.

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.