“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Thi đua yêu nước, đó là nội hàm có sức thuyết phục lan tỏa thành năng lượng tinh thần, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

Từ Thủ đô Hà Nội, phong trào "Ba sẵn sàng" nhanh chóng lan rộng ra cả nước và trở thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh tư liệu).

Trong thời điểm giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra gay go ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948) như một lời hiệu triệu, được sự hưởng ứng đồng lòng của toàn dân, toàn quân. Người nói rất rõ, rất cụ thể mà vẫn có sức khái quát, tạo ra sức mạnh cộng hưởng: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”.

Từ lời kêu gọi ấy, ai cũng thấy mình trong đó với sự gắn kết cộng đồng, khơi dậy sức mạnh truyền thống quý báu của dân tộc với một trữ lượng tinh thần lớn lao. Ngay với các cháu thiếu nhi, Bác cũng có cách nói riêng động viên thân tình ấm áp trong những câu thơ gửi cho các cháu dịp tết Trung thu năm 1952: “Mong các cháu cố gắng/ Thi đua học và hành/ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình”.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

Thanh niên Thủ đô tham gia phong trào “Ba sẵn sàng”. (Ảnh tư liệu).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước với nhiều khẩu hiệu. Đó cũng là quyết tâm, ý chí được đúc kết thành những lời kêu gọi như một khúc ca, một tiếng lòng tha thiết, đồng vọng, dễ nhớ, dễ thuộc, cứ ngân vang như một điệp khúc giục giã lòng người: “Ruộng rẫy là chiến trường/ Cuốc cày là vũ khí/ Nhà nông là chiến sĩ/ Hậu phương thi đua với tiền phương”.

Cho đến nay, trong tôi vẫn còn âm vang nhịp điệu thiết tha như một lời reo vui, như khúc hoan ca khẳng định: “Người người thi đua/ Nhà nhà thi đua/ Ngành ngành thi đua/ Ta nhất định thắng/ Địch nhất định thua”. Vì thế, một sự cộng hưởng kết nối mà thi đua đã tạo ra một làn sóng tự nguyện dâng lên lòng tự hào, tôn vinh dân tộc với một trầm tích lịch sử ngàn đời, với mạch nguồn văn hóa như một cái neo định vị một thế đứng dân tộc, một cốt cách làm người.

Thi đua yêu nước, điều đó chứng tỏ đã rạng rỡ như Bác Hồ đúc kết: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

Thi đua lao động sản xuất trên công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải, một trong những ngọn cờ thi đua trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. (Ảnh: TTXVN).

Trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam (1954-1975), các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục phát triển trên các lĩnh vực, các ngành, các giới một cách toàn diện.

Các phong trào đó được mang tên gắn với các địa phương tiên tiến thành biểu tượng có sức thuyết phục, thành một ý thức tự nguyện và nhân rộng thành những nhận thức mới, hành động mới. Đó là những điển hình có sức lan tỏa, khơi dậy sức mạnh lớn lao như: phong trào “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, “Trống Bắc Lý” trong giáo dục.

Đó như là những điệu kèn xung trận náo nức lòng người với những hồ hởi tươi mới, tạo đà, tạo nhịp thành một bản đại giao hưởng dưới bàn tay tài hoa bắt nhịp của nhạc trưởng là Bác Hồ kính yêu. Rồi những phong trào từ con số cụ thể rất thiết thực cũng được gắn với những quyết tâm ý chí như phong trào “Ba nhất” trong quân đội, “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ; phong trào “Dũng sĩ diệt Mỹ” ở tiền tuyến miền Nam, “Một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” ở hậu phương miền Bắc.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chúng ta làm sao quên được đồng bào Khu 4 đã lan truyền câu nói: “Xe chưa qua, nhà không tiếc”. Chỉ đơn giản thế thôi mà chứa đựng trong đó cả một tấm lòng yêu nước lớn lao, những sự hy sinh lớn lao, những tự nguyện quên mình lớn lao.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

Chào cờ, hát Quốc ca là nghi thức thiêng liêng hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam. (Ảnh: Internet).

Tôi còn nhớ những năm tháng đi học dưới những đường hào giao thông, đầu đội mũ rơm, lán học được đắp bằng lũy đất bao quanh vẫn luôn nghe vang vọng bản tin “Tiếng loa chống Mỹ” lan truyền bởi giọng đọc từ chiếc loa được gõ bằng tôn thô sơ với những thông tin thời sự kịp thời, những gương người tốt, việc tốt điển hình.

Và bên cạnh những cuốn sách giáo khoa, chúng tôi lại có thêm những cuốn sách khổ nhỏ trong tủ sách “Người tốt việc tốt” của nhà trường như: “Vì nước vì dân”, “Dũng cảm đảm đang”, “Việc nhỏ nghĩa lớn”… Sau này, tôi mới biết đó là sáng kiến của Bác Hồ chỉ đạo việc xuất bản sách “Người tốt việc tốt” để mọi người có thể học tập và làm theo.

Trong ngôi nhà sàn của Bác tại Phủ Chủ tịch, trên bàn làm việc, trong phòng họp và phòng ngủ của Người đều có sách “Người tốt việc tốt”. Trong nhiều năm, Bác đã theo dõi những việc làm tốt hằng ngày của những con người bình thường để gửi tặng huy hiệu. Và, với nhiều thế hệ, tấm huy hiệu mang hình Bác Hồ là một tặng thưởng vô giá được đính trên ngực áo - nơi có trái tim của mình đập rung lên với những tần số từ tình cảm lớn lao, ân tình chu đáo và thắm thiết thân tình của Bác Hồ kính yêu.

Chủ đề THI ĐUA ÁI QUỐC

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.