Đấu tranh ngăn chặn biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

(Baohatinh.vn) - Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết nêu nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh ngăn chặn biểu hiện suy thoái tập trung vào 4 nhóm: Về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng ta nhấn mạnh tiến hành phải đồng bộ với tinh thần kiên quyết, kiên trì, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn.

Đấu tranh ngăn chặn biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Thành ủy Hà Tĩnh tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII). Ảnh tư liệu

Với những giải pháp đó, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, công tác cán bộ, kỷ luật đảng nói riêng. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII với trọng tâm là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Trước hết, toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc về nguy cơ thật sự nếu các biểu hiện suy thoái không được ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả. Theo tinh thần của Bác, nhận thức đó là nếu đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái không có hiệu quả, làm theo kiểu hình thức thì sẽ mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, mà mất lòng tin là mất tất cả. Nguy cơ ở đây còn phải nhận thức như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại một nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến Liên Xô sụp đổ, chính là vì Đảng Cộng sản lúc đó đã suy thoái, biến chất do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi. Một số lãnh đạo cấp cao của Đảng cơ hội hữu khuynh, mắc sai lầm về đường lối, thậm chí phản bội lại lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Người đứng đầu Đảng ta nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đây là bài học vô cùng sâu sắc và đắt giá, phải thấm thía và luôn khắc sâu, ghi nhớ, đừng để đi vào “vết xe đổ” đau xót đó.

Đấu tranh ngăn chặn biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Tuyên dương kịp thời các điển hình Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ góp phần lan tỏa các giá trị đạo đức của Người trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân

Một biện pháp rất quan trọng là sự gương mẫu, tu thân, chính tâm của mỗi cán bộ, đảng viên, quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự gương mẫu của lãnh đạo đứng đầu, cốt cán. Bác Hồ dạy rằng, có “tu thân, chính tâm mới có thể trị quốc, bình thiên hạ”, tức là làm được những việc ích nước, lợi dân. Người cách mạng, đảng viên, cán bộ chân chính là những người “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không khuất phục”. Những cán bộ, đảng viên như vậy sẽ không bao giờ làm việc theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”; sẽ không bao giờ rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tệ hại, dù đứng đầu địa phương nơi mình sinh ra. Cả cuộc đời Bác Hồ nêu tấm gương sáng tránh xa vòng danh lợi.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII nói đến việc cần phải tự giác nêu gương của từng đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Biểu hiện cụ thể là tránh xa mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài. Chúng ta phải ý thức rằng, người đứng đầu không gương mẫu, trong sáng, bất chính thì “hạ tắc loạn”. Con người, nhất là lãnh đạo đứng đầu, phải có tính liêm sỉ, phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Quan trọng nhất là “chất người”, nhân tính. Đổ vỡ tư cách làm người, thiếu nhân tính là đổ vỡ tất cả. Thiếu chất người, thiếu nhân tính thì dù có đưa lên “cung trăng” vẫn làm bậy, hư hỏng. Đó là những con người “gần mực thì đen”. Nhưng vẫn có những con người làm chủ được hoàn cảnh, “gần mực không đen”, “đi với ma không mặc áo giấy”, đó là những con người luôn luôn “chí công vô tư”, tránh xa vòng danh lợi theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cùng với tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người đứng đầu là xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy, cơ bản nhất là nền dân chủ. Phải phát huy thật sự vai trò của nhân dân trong việc kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có quyền, lấy ý kiến đánh giá cán bộ, sửa chữa tổ chức và nghị quyết của ta như tư tưởng của Bác và được đề cập trong các nghị quyết của Đảng. Việc kỷ luật đảng không phải chỉ là xử lý kỷ luật, mà quan trọng nhất là xây dựng cơ chế làm việc, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm; đồng thời làm cho quan chức không dám, không thể, không cần và không muốn tham nhũng.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).