Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số

Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…

Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.” (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Tổng kinh phí thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỷ đồng.

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”

Theo đó, đề án được thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu "di sản văn hóa" vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Cụ thể, đề án sẽ được thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành hai giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể: hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số các cấp học các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

Ngoài ra, đề án cũng hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.