Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới
Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới
Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng (BT-GPMB), tái định cư (TĐC) ở TX Kỳ Anh thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, không ít khó khăn đã đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nặng nề, nhạy cảm này, nhất là khi Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng đang bước vào chu kỳ đầu tư mới với những dự án lớn, có tác động quan trọng tới nền kinh tế tỉnh nhà.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới
Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Cuối năm 2021, với việc TX Kỳ Anh bàn giao mặt bằng 8/9 hạng mục, dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II chính thức được khởi động. Dự án được triển khai trên diện tích gần 150 ha thuộc 3 xã, phường: Kỳ Lợi, Kỳ Trinh và Kỳ Long. Trong đó, tại các phường Kỳ Long, Kỳ Trinh ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp và bãi thải xỉ. Riêng xã Kỳ Lợi được xác định là địa bàn khó nhất trong GPMB với gần 1.200 lượt hộ dân thuộc 3 thôn: 1 Hải Phong, 2 Hải Phong và Hải Thanh bị ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp. Do vướng mắc trong xác định nguồn gốc đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, di dời các ngôi mộ nên việc GPMB ở các thôn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay, 98% số dân 3 thôn ở xã Kỳ Lợi đều đồng tình nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Các tổ chức đoàn thể tại thôn đóng vai trò quan trọng trong công tác GPMB tại xã Kỳ Lợi (Trong ảnh: Ông Chu Bổn - Chi hội trưởng CCB thôn Hải Phong 1 động viên gia đình ông Chu Văn Khành ở thôn 1 Hải Phong đồng tình, thực hiện chủ trương GPMB).

Là một trong những hộ dân đầu tiên nhận tiền bồi thường dự án, ông Chu Văn Vịa (thôn 1 Hải Phong) chia sẻ: “Gia đình tôi có 1.000 m2 đất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Khi địa phương có dự án cần sự góp sức của người dân, tôi luôn sẵn lòng. Được các cấp giải thích rõ ràng và áp giá bồi thường cụ thể, với vai trò đảng viên, cựu chiến binh, tôi đã “đi đầu bước trước” làm gương cho hội viên, bà con”. Cùng với ông Vịa, đến nay, toàn thôn có 393/400 hộ dân đã nhận tiền bồi thường. Với 7 hộ dân còn lại, liên đoàn cán bộ thôn tiếp tục nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để giải thích, vận động bà con.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Người dân phường Kỳ Trinh tự nguyện tháo dỡ nhà cửa, công trình di dời lên nơi ở mới, nhường đất để xây dựng công trình, dự án.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Khu vực quy hoạch Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng có quy mô diện tích lập quy hoạch 133,32 ha nằm trên địa bàn xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Ông Chu Văn Phong - Trưởng thôn 1 Hải Phong cho biết: “Vừa tập trung tuyên truyền người dân chấp hành chủ trương, để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II, chúng tôi cũng đang thông tin với bà con về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm Logistics tại KKT Vũng Áng. Theo đó, toàn bộ các hộ dân ở thôn 1 Hải Phong, thôn 2 Hải Phong sẽ di dời GPMB vào năm 2025. Chúng tôi đang phối hợp với chính quyền các cấp nắm bắt tâm tư, giải đáp vướng mắc cho bà con để khi có chủ trương sẵn sàng triển khai theo tiến độ”.

Ông Hoàng Trọng Bính - Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II chia sẻ: “Ngay sau khi được bàn giao mặt bằng ở 4 hạng mục, dự án đã được bắt đầu với những phần việc đầu tiên như thiết kế kỹ thuật, đóng cọc cho khu vực nhà máy chính, xây dựng văn phòng điều hành tại công trường, san lấp mặt bằng… Chúng tôi mong rằng, các hạng mục còn lại sẽ sớm được bàn giao để dự án triển khai đúng tiến độ”.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra tiến độ thi công Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II (ngày 9/2/2022). Ảnh: Thanh Hoài

Cùng với dự án Nhiệt điện Vũng Áng II, trong năm 2021, thị xã đã hoàn thành bàn giao mặt bằng 10 vị trí móng cột và 1 khoảng cột với diện tích hơn 4 ha ở dự án đường dây 500 kV Nhiệt điện Quảng Trạch - Vũng Áng và sân phân phối 500 kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (đoạn qua TX Kỳ Anh). Lũy kế đến nay, dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền 71/71 vị trí móng cột, 60/63 khoảng cột. Ông Nguyễn Vũ Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC thị xã cho biết: “Hiện nay, dự án 500 kV Nhiệt điện Quảng Trạch - Vũng Áng chỉ còn lại 3 khoảng cột người dân chưa thống nhất nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Tổ công tác đang tiếp tục tuyên truyền, vận động, đối thoại để các hộ dân thống nhất chủ trương, nhận tiền, bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án”.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Dự án đường dây 500 kV Nhiệt điện Quảng Trạch - Vũng Áng đang được tập trung hoàn thành.

Ngoài ra, nhiều dự án cũng được tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ BT- GPMB đáp ứng yêu cầu đề ra như: đường trục chính từ quốc lộ 1A đến khu đô thị trung tâm KKT Vũng Áng giai đoạn 2; các tuyến đường KKT Vũng Áng; kho tập kết và chứa hàng khu hậu cảng Lào - Việt...

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Cùng với tháo gỡ nhiều tồn đọng, tiến độ BT-GPMB, TĐC chuẩn bị mặt bằng sạch đón đầu các dự án theo đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 KKT Vũng Áng cũng đang được đẩy nhanh. Hàng trăm hộ dân ở các thôn 2 và 3 Tân Phúc Thành (xã Kỳ Lợi) đã đồng lòng di dời, TĐC lên nơi ở mới. Là một trong những người tiên phong đi lên vùng TĐC (tháng 1/2021), ông Nguyễn Khắc Liến - Bí thư Chi bộ thôn 3 Tân Phúc Thành bộc bạch: “Tôi tin khi có các dự án đầu tư, thị xã phát triển cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm, đời sống người dân sẽ được nâng lên”. Được sự động viên từ ông Liến, nhiều gia đình cũng đã sớm di dời lên nơi ở mới. Hiện nay, trong tổng số 214 hộ dân thuộc thôn 3 Tân Phúc Thành cần di dời có 90% hộ đồng tình thực hiện chủ trương; trong đó, 100 hộ TĐC ổn định, 90 hộ đang tiến hành xây dựng nhà ở chuẩn bị lên TĐC.

........

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Một góc khu tái định cư xã Kỳ Lợi.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Nhiều gia đình thôn 3 Tân Phúc Thành, xã Kỳ Lợi đã có cuộc sống ổn định ở khu tái định cư.

TX Kỳ Anh đang là “thỏi nam châm” thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu. Ngoài dự án Nhà máy Sản xuất Pin VinES đang triển khai, dự kiến trong thời gian tới, Tập đoàn Vingroup đề xuất đầu tư các dự án khác với diện tích gần 1.000 ha trên đất liền. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cũng như đảm bảo quyền lợi cho người dân, chính quyền các cấp TX Kỳ Anh đã và đang tập trung cao cho công tác kiểm đếm, quản lý quy hoạch, tránh xảy ra tình trạng cơi nới, xây dựng trái phép trên vùng quy hoạch.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Ông Phạm Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC thị xã cho biết: “Trong năm 2021, hội đồng đã bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư 11/35 dự án; chi trả cho 2.182 hộ dân với số tiền 325,618 tỷ đồng, vận động cất bốc 1.770 ngôi mộ, di dời 371 hộ dân; tổ chức bốc thăm cho 415 hộ đủ điều kiện cấp đất TĐC. Những tháng đầu năm 2022, hội đồng hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 690 lượt hộ với số tiền 78,815 tỷ đồng; vận động và tổ chức chi trả bồi thường, hỗ trợ 887 lượt hộ với số tiền 123,597 tỷ đồng; vận động cất bốc 13 ngôi mộ, di dời 33 hộ dân; tổ chức bốc thăm cho 27 hộ đủ điều kiện cấp đất TĐC. Riêng dự án nuôi tôm công nghiệp tại xã Kỳ Nam, đã hoàn thành hỗ trợ 413 hộ dân ảnh hưởng với số tiền 46,7 tỷ đồng. Các dự án tiếp nhận mới triển khai đang thực hiện theo đúng tiến độ”.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Theo Ban Quản lý KKT tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn KKT Vũng Áng có 153 dự án còn hiệu lực, bao gồm 55 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 1 dự án đầu tư theo hình thức BOT và 97 dự án đầu tư trong nước. Từ năm 2021 đến nay, Ban Quản lý các KKT tỉnh đã cấp mới 11 dự án đầu tư trong nước, trong đó, hiện có 7 dự án đã triển khai thi công, 4 dự án đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục. Ngoài ra, một số dự án lớn đang khảo sát, tìm hiểu đầu tư vào KKT Vũng Áng, trong đó, có những dự án có nhu cầu hàng trăm cho đến hơn 1.000 ha mặt bằng. Ước tính từ nay đến năm 2025, TX Kỳ Anh cần tiếp tục thực hiện công tác BT-GPMB với diện tích gần 2.500 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân thuộc các xã, phường: Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Trinh…

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Phối cảnh 3D Quy hoạch Khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Thế Anh chia sẻ: “Công tác BT-GPMB, hỗ trợ TĐC đang đứng trước khối lượng công việc rất lớn, trong khi đó, nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ này còn hạn chế. Dẫu đã được bổ sung về số lượng, các xã, phường có khối lượng công việc lớn đã hợp đồng thêm cán bộ địa chính, thế nhưng, đội ngũ cán bộ phần lớn còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, vì vậy, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu, tiến độ thực hiện”. Được biết, riêng nhân lực ở Hội đồng Bồi thường hỗ trợ TĐC TX Kỳ Anh có 48 cán bộ, trong đó có 33 cán bộ chuyên trách, số còn lại là kiêm nhiệm. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ từng dự án, hội đồng hợp đồng thêm nhân lực, song, lực lượng này về năng lực còn hạn chế, khó phát huy tối đa trách nhiệm và nhiệt huyết.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ , tái định cư TX Kỳ Anh có 48 người, trong đó có 33 cán bộ chuyên trách, số còn lại là kiêm nhiệm.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo TX Kỳ Anh và nhận định của Tổ công tác hỗ trợ UBND thị xã Kỳ Anh xử lý vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC (gọi tắt là Tổ công tác 3403), trong quá trình BT-GPMB, việc xác minh nguồn gốc đất đai, đối tượng, phạm vi được bồi thường, hỗ trợ áp dụng chính sách bồi thường đất đai, tài sản đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ông Nguyễn Ngọc Hoạch - Trưởng phòng Đất đai 1 (Sở TN&MT), Tổ phó Tổ công tác 3403 phân tích: “Nguyên nhân của khó khăn này chủ yếu là do thiếu các thông tin về đất đai, tài sản do thiếu hồ sơ, giấy tờ chứng minh. Ở một số thời điểm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền chưa cao. Năng lực, kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về đất đai; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở nhiều địa phương còn hạn chế, dẫn đến một số người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng, cơi nới, lấn chiếm xây dựng công trình trái quy định… Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền cơ sở từ thôn đến đoàn thể còn có lúc thiếu tập trung nên ảnh hưởng đến xác định nguồn gốc đất”.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Hạ tầng tái định cư tại TDP Trường Sơn chưa hoàn thiện.

Cũng theo ông Hoạch, “Luật Đất đai năm 2013 quy định giá đất của Nhà nước phải “phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường” và sát giá trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, từ giữa năm 2021 đến nay, “ăn theo” dự án đầu tư trên địa bàn thị xã, các nhà đầu tư bất động sản cũng săn lùng đầu cơ, “lướt sóng”, nâng giá, làm đảo lộn giá trị thực, gây khó trong việc phê duyệt giá đất cụ thể”. Cùng đó, hiện nay, một số khu TĐC bị xuống cấp đang tác động không nhỏ đến tâm tư của người dân trên địa bàn, ảnh hưởng việc BT-GPMB, TĐC để phục vụ các dự án đầu tư mới. Bà Lê Thị Hảo - Bí thư Chi bộ tổ dân phố Trường Sơn, phường Kỳ Thịnh cho biết: “65 hộ dân di dời lên khu TĐC từ gần 10 năm nay nhưng vẫn phải chịu cảnh thiếu nước; hạ tầng đường điện hư hỏng; số ít hộ dân do một số vướng mắc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Toàn cảnh TDP Trường Sơn, phường Kỳ Thịnh.

Trăn trở lớn nhất ở vùng TĐC hiện vẫn là việc làm ổn định, bền vững cho người lao động. Thống kê sơ bộ của Phòng LĐ-TB&XH thị xã, có gần 50% người trong độ tuổi lao động đang làm thuê ngắn hạn. Hàng nghìn lao động ngoài độ tuổi gặp khó khăn khi không còn nghề làm nông, ngư nghiệp, diện tích đất vườn nhỏ hẹp. Chỉ tính riêng với lực lượng phụ nữ, theo Chủ tịch Hội LHPN thị xã Đoàn Thị Mỹ: “Qua khảo sát, trong tổng số 10.266 lao động nữ ở vùng TĐC thì số người ngoài độ tuổi lao động là 2.095 người, trong đó hơn 1.000 người là lao động chính đang có nhu cầu việc làm để trang trải cuộc sống. Khó khăn đối với họ là ở vùng TĐC không có đất sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp thì không tuyển dụng người đã quá tuổi, bởi vậy, họ rất cần được hỗ trợ nghề phù hợp, ổn định tại nơi ở mới”.

.........

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới

Toàn cảnh KKT Vũng Áng. Ảnh: Thành Nam

Từ những khó khăn hiện hữu trên, đòi hỏi TX Kỳ Anh cần phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, quyết liệt hơn trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mới để công tác BT-GPMB tiếp tục được thực hiện bài bản, chặt chẽ, đảm bảo tiến độ, thực hiện được mục tiêu đi trước đón đầu để thu hút đầu tư, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn nói riêng và xây dựng, phát triển KKT động lực của tỉnh theo mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới
Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng - khi cả hệ thống chính trị vào cuộc (bài 2): Tập trung xử lý tồn đọng, tạo đà khởi động dự án mới
(CÒN NỮA)

Chủ đề Thu hút đầu tư ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast