Dấu vân tay không phải là bằng chứng đáng tin cậy?

Tìm kiếm dấu vân tay bất kỳ còn lưu lại là một trong những điều đầu tiên các nhà điều tra, cảnh sát thực hiện tại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của một cơ quan tổ chức đến từ Anh, dấu vân tay không phải là những bằng chứng tốt.

Vậy dấu vân tay không phải là duy nhất có một không hai như chúng ta đã nghĩ ? Ở đầu ngón tay của chúng ta có các đường và nếp nhăn nhỏ tạo thành cái mà người ta gọi là dấu vân tay. Đây là những đường nét người ta có thể thấy được khi người ta đặt tay lên một nơi nào đó. Nhưng ở người này dấu vân tay có những đường nét thay đổi, khác với người khác. Nó có thể được xem là đặc tính khác biệt gần như duy nhất của từng người.


Đó là lý do tại sao từ nhiều năm nay, dấu vân tay là công cụ quan trọng để nhận dạng từng cá nhân trong pháp y và khoa học pháp y. Tìm dấu vân tay để lại tại hiện trường vụ án cũng có thể là một bằng chứng quan trọng xác định những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, một chuyên gia cho biết rằng hệ thống này sẽ không đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ. Vì nó không phải là thứ duy nhất của từng người trên thế giới.

Theo những đánh giá đã được chấp nhận, xác suất hai người có cùng dấu vân tay là 1 trên 10 mũ 14. Tỉ lệ rất thấp trong quy mô dân số toàn cầu. Nhưng ông Mike Silverman, người giới thiệu hệ thống phát hiện tự động dấu vân tay đầu tiên, cho biết việc nghiên cứu về dấu vân tay còn xa mới đạt được mục tiêu vì hiệu quả của nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.

"Hai dấu vân tay không bao giờ giống hệt nhau trong từng chi tiết, thậm chí ngay cả khi in dấu vân tay của người này ngay sau một người khác", ông Silverman nói. "Và dấu vân tay thường không hoàn hảo, đặc biệt là tại hiện trường vụ án. Nó có thể bị lấm bẩn. Đây là một trong những điều làm giảm độ chính xác trong quá trình điều tra".

"Các dấu vân tay trên thế giới có thể dùng để phân biệt người này với người khác", ông tiếp tục. Các yếu tố khác như bệnh ngoài da cũng có thể ảnh hưởng đến đặc tính duy nhất của dấu vân tay, nó có thể khiến chúng nhẵn hơn so với bình thường. Ngoài ra, da người cao tuổi ít có tính đàn hồi, dấu vân tay của họ cũng không được nét. Các thành viên trong cùng một gia đình cũng có thể có cấu trúc đường vân tay tương tự nhau.

Với tất cả những lý do này, dấu vân tay không đáng tin cậy lắm so với suy nghĩ của một số người, Silverman nhấn mạnh. "Trong thực tế, phải cần một chuyên gia giám định để xác định dấu vân tay tìm thấy trên hiện trường vụ án và dấu vân tay của một người nào đó có phải là một hay không", chuyên gia Telegraph cho biết.

Những giải thích khác nhau

Để so sánh hai dấu vân tay, các chuyên gia và các nhà sản xuất phần mềm tập trung vào hơn một trăm điểm khác biệt. Nếu ít nhất 10 điểm của hai dấu vân tay giống nhau, ta có thể kết hợp chúng để so sánh. Tuy nhiên, như ghi nhận của Silverman, có nhiều bằng chứng đểchứng minh lỗi (một người nào đó phạm phải) mà không chỉ dựa vào mỗi dấu vân tay.

Một yếu tố rất quan trọng khác, theo chuyên gia này, đó là lỗi của con người. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Southampton và được trích dẫn bởi trang Red Orbit, thấy rằng hai phần ba các chuyên gia xem (mà không biết) 2 lần cùng một dấu vân tay (mà không biết) nhưng đến lần thứ 2, họ đưa ra một kết luận khác hẳn lần trước. Đây là yếu tố làm giảm độ chính xác của phương pháp nhận diện này.

Kỹ năng phân tích và phát hiện dấu vân tay chưa thể coi là hoàn hảo. Do vậy, nó chưa đủ điều kiện để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ án. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà điều tra đã tiến hành thêm kỹ thuật mới trong phương pháp của họ, một trong số đó là phân tích ADN.

Quế Anh - (tổng hợp)

Nguồn: VnMedia

Đọc thêm

AI ngày càng nguy hiểm

AI ngày càng nguy hiểm

Nghiên cứu của MIT cho thấy lạm dụng ChatGPT có thể làm suy giảm khả năng tư duy phản biện, đặc biệt ở người trẻ khi não bộ vẫn đang trong quá trình phát triển.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lời cảnh báo kiệt sức từ Microsoft

Lời cảnh báo kiệt sức từ Microsoft

Theo Microsoft, người lao động ngày nay đang kiệt sức, "gần như không thể theo kịp" nhịp độ công việc, khi ngày làm việc bị kéo dài vô hạn bởi các cuộc họp và tin nhắn liên tục.
Nên đặt lại mật khẩu Gmail

Nên đặt lại mật khẩu Gmail

Trước mối nguy bảo mật, công ty mẹ của Gmail kêu gọi người dùng thay đổi mật khẩu sang hình thức an toàn hơn.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Loạt tính năng AI mới của Apple

Loạt tính năng AI mới của Apple

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.
BlackBerry sắp trở lại

BlackBerry sắp trở lại

Một công ty Trung Quốc muốn hồi sinh mẫu smartphone BlackBerry Classic (Q20) với hệ điều hành Android và trang bị phần cứng hiện đại.