Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng

Từ năm 2026, mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế có thể lên 13,3-15,5 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 5,3-6,2 triệu đồng/tháng theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo tờ trình Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân.

Theo nội dung tờ trình, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ để trình cấp thẩm quyền xem xét.

Ở phương án 1, Bộ Tài chính tính toán điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng CPI theo quy định. Theo số liệu của Cục Thống kê, chỉ số CPI từ năm 2020 đến năm 2025 lũy kế dự kiến tăng 21,24% thì xem xét điều chỉnh tương ứng như sau: Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 13,3 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ cho người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 5,3 triệu đồng/tháng.

Với phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Theo số liệu của Cục Thống kê thì biến động về chỉ số thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người từ năm 2020 đến năm 2025 lần lượt tăng 40% và 42%.

Vì vậy có thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 15,5 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 6,2 triệu đồng/tháng.

tren.jpg
Mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế có thể lên 13,3-15,5 triệu đồng, theo đề xuất của Bộ Tài chính (Ảnh minh họa).

Theo Bộ Tài chính, nếu thực hiện theo phương án thứ nhất thì giảm thu ngân sách nhà nước là 12.000 tỷ đồng; theo phương án thứ 2 thì giảm thu ngân sách nhà nước là 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số giảm thu có thể được bù đắp một phần từ số tăng thu của các sắc thuế tiêu dùng khác do thu nhập khả dụng của người nộp thuế tăng.

Mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ được thực hiện kể từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026. Dự kiến Nghị quyết sẽ thông qua tại Phiên họp thứ 50 (tháng 10 tới) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu, duy trì từ tháng 7/2020. Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm, giảm trừ gia cảnh, phụ cấp, trợ cấp..., số còn lại là thu nhập căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, mức giảm trừ này được phần lớn chuyên gia coi là bất cập trong tính thuế thu nhập cá nhân, khi chi tiêu và cuộc sống ngày càng đắt đỏ.

Thuế thu nhập cá nhân đem lại nguồn thu cao thứ 3 trong hệ thống thuế, sau thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước lần đầu vượt 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân ước đạt 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó.

dantri.com.vn

Đọc thêm

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện với mọi đối tượng trong xã hội là mục tiêu mà Hà Tĩnh hướng tới. Thế nhưng, với người khuyết tật thì con đường tiếp cận các không gian công cộng, giao thông hay dịch vụ thiết yếu vẫn còn hạn chế.
Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.