Đêm đẫm máu trong cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte

Tổng thống Philippines Duterte hối thúc cảnh sát tiêu diệt hàng chục nghi phạm ma túy mỗi ngày sau chuỗi 67 chiến dịch chống ma túy ở phía bắc Manila.

Mới đây cảnh sát Philippines đã tiêu diệt 32 đối tượng trong loạt bố ráp diễn ra chỉ trong một đêm gần thủ đô Manila. Đêm này là đêm đẫm máu nhất cho đến nay của cuộc chiến do ông Duterte phát động chống lại nạn buôn bán và sử dụng ma túy.

dem dam mau trong cuoc chien chong ma tuy cua ong duterte

Các đối tượng trong chiến dịch trấn áp ma túy do ông Duterte chỉ đạo. Ảnh: Getty.

Quan chức cảnh sát Romeo Caramat cho hay, 67 chiến dịch của cảnh sát ở nhiều khu vực của tỉnh Bulacan nằm về phía bắc thủ đô đã khiến 32 đối tượng ma túy thiệt mạng và hơn 100 đối tượng khác bị bắt.

Ông Caramat phát biểu tại một buổi họp báo công bố về đợt bố ráp nói trên: “Chúng tôi đã thực hiện các chiến dịch lớn. Đến nay, số thương vong là lớn nhất”.

Ông này nói tiếp: “Chúng tôi muốn gây sốc cho các đối tượng ma túy. Những kẻ buôn bán ma túy khác sẽ phải cân nhắc trước khi tiếp tục hoạt động này”.

Duy trì đà tiến công

Tổng thống Duterte đã khen ngợi chiến dịch tấn công tội phạm ma túy ở Bulacan, diễn ra từ đêm 14/8 đến chiều 15/8. Sau đó ông hối thúc lực lượng cảnh sát Philippines phải tiêu diệt hàng chục nghi phạm khủng bố mỗi ngày.

Trong một bài phát biểu với một tổ chức chống tội phạm, đã hậu thuẫn cho cuộc chiến chống ma túy, ông Duterte nói: “Những kẻ mới chết gần đây ở Bulcacan, 32 tên cả thảy, trong một chiến dịch tấn công lớn – đây là điều tốt. Nếu chúng ta có thể giết thêm 32 tên mỗi ngày, thì chúng ta có thể giảm được vấn nạn [ma túy] đang làm ốm yếu đất nước chúng ta”.

Bulacan là một mục tiêu chính trong cuộc chiến chống ma túy. Theo Caramat, tại đây đã có 425 người bị tiêu diệt, 4.000 kẻ tội phạm bị bắt giữ. Bulacan trở thành điểm nóng lớn thứ 2 trong cuộc trấn áp ma túy bên ngoài thủ đô Manila.

Ông Duterte đắc cử Tổng thống vào năm 2016 nhờ vào cương lĩnh tranh cử dân túy, “xử lý ngay”. Ông khi đó cam kết sẽ quét sạch tội phạm, đưa những kẻ buôn ma túy vào nhà tang lễ chứ không phải nhà tù.

dem dam mau trong cuoc chien chong ma tuy cua ong duterte

Thi thể của một người sử dụng ma túy bị tiêu diệt ở thủ đô Manila. Ảnh: Getty.

Ông Duterte từng nói ông “vui sướng đươc sát hại” hàng triệu người sử dụng ma túy và coi cái chết của những đứa trẻ trong các vụ bố ráp chỉ là “những thiệt hại bên lề”.

Vị cựu công tố viên cho biết, ông thường tự giết các tên tội phạm khi ông làm thị trưởng của thành phố Davao ở miền nam Philippines và từng ném một nghi phạm ra khỏi máy bay trực thăng.

Kể từ khi ông Duterte trở thành Tổng thống vào tháng 7/2016, các con số của chính phủ cho thấy cảnh sát nước này đã giết 3.451 kẻ ma túy. Hơn 2.000 người khác đã bị giết do các tội ác liên quan đến ma túy và thêm hàng ngàn người khác bị giết trong các hoàn cảnh không giải thích được, theo dữ liệu của cảnh sát.

Tổng thống Duterte từng thừa nhận lực lượng cảnh sát nước này “tham nhũng đến tận xương tủy” nhưng vẫn cam kết sẽ bảo vệ các nhân viên cảnh sát nào giết các nghi phạm ma túy.

“Cảnh sát không hành quyết, mà chỉ đấu súng”

Tại buổi họp báo nói trên, quan chức Caramat bảo vệ hành động của cảnh sát và nói rằng các vụ giết chóc xảy ra trong quá trình đấu súng, chứ không phải là các vụ hành quyết như các nhà nhân quyền vẫn nói.

Ông này giải thích: “Có một số bộ phận không tin chúng tôi, nhưng chúng tôi sẵn sàng cho bất cứ cuộc điều tra nào. Tất cả những gì chúng tôi có thể nói là chúng tôi không thao túng tình hình. Chúng tôi không muốn sự đối đầu đẫm máu như thế này”.

Các đối thủ chính trị của ông Duterte đã đâm đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), tố cáo Tổng thống này và các trợ lý hàng đầu của ông là đã phạm tội chống lại loài người. Theo các nhân vật này, chính quyền Philippines đã không xử lý được các cáo buộc về tình trạng cảnh sát lạm dụng bạo lực tràn lan.

Nhưng ông Duterte không hề nao núng, ông nói mình hoan nghênh đơn kiện lên ICC và cho biết mình sẵn lòng thối rữa trong tù miễn sao bảo vệ được dân lành Philippines.

Hồi tháng 2, sau khi hàng ngàn kẻ buôn lậu và sử dụng ma túy bị tiêu diệt, vị Tổng thống Philippines này đã ra lệnh tạm ngừng tất cả các chiến dịch, khiến công luận khi đó hy vọng tình trạng đổ máu sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên tuần này đã lại diễn ra chiến dịch bố ráp đẫm máu mới, nối đuôi cuộc đột kích ở một thành phố miền nam vào ngày 30/7 mà trong đó cảnh sát đã giết chết 16 người, bao gồm có vị thị trưởng.

Hồ sơ của cảnh sát cho hay họ đã thu được 21 vũ khí nóng và khoảng 100 gam ma túy đá.

Ông Duterte 72 tuổi vẫn được lòng dân ở trong nước và ông đã chỉ trích ngược các chỉ trích của quốc tế nhằm vào các vụ giết chóc nói trên.

Ông Duterte đã cảnh báo EU sau khi nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các báo cáo cho rằng cảnh sát Philippines đã tiến hành các vụ giết người ngoài vòng pháp luật – tất nhiên cảnh sát Philippines đã bác bỏ các cáo buộc này.

Nước Anh ít lên tiếng về các vụ giết người đó. Họ đã gửi Bộ trưởng Thương mại Liam Fox sang gặp ông Duterte hồi tháng 4 để bàn về các thỏa thuận hậu Brexit (Anh rời khỏi EU).

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tìm cách tăng cường quan hệ với ông Duterte. Ông Trump ca ngợi ông Duterte trong cuộc chiến chống ma túy.

Tổng thống Philippines Duterte hay phàn nàn về việc các tổ chức nhân quyền chỉ trích cuộc chiến chống ma túy do ông phát động. Hôm 16/8, ông Duterte kêu gọi điều tra nhằm chính các nhóm đó. “Nếu họ cản trở công lý, cứ bắn bỏ họ”./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.