Đền thờ Trần Tịnh ở xã Kim Song Trường đón bằng di tích cấp quốc gia

(Baohatinh.vn) - Di tích đền thờ Quận công Trần Tịnh (xã Kim Song Trường, Can Lộc - Hà Tĩnh) hiện còn lưu giữ tấm văn bia thời Lê cổ quý hiếm cùng 3 đạo sắc phong cổ thời Lê và thời Nguyễn ghi danh công trạng của ông đối với quê hương, đất nước.

Sáng nay (17/1), tại xã Kim Song Trường, UBND huyện Can Lộc tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia mộ và đền thờ Trần Tịnh. Tham dự buổi lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Can Lộc cùng đông đảo con cháu dòng họ, Nhân dân địa phương.

Đền thờ Trần Tịnh ở xã Kim Song Trường đón bằng di tích cấp quốc gia

Đại biểu tham dự buổi lễ

Theo các tư liệu lịch sử, khảo sát thực địa, gia phả dòng họ Trần tại thôn Mật Thiết, xã Kim Lộc (nay là xã Kim Song Trường) không thấy ghi chép về năm sinh và năm mất của ông, chỉ ghi ngày mất là 3/12 (Âm lịch). Ông sinh ra trong một gia đình danh giá và có nề nếp; từ thuở nhỏ đã nổi tiếng học giỏi, thông minh, tư chất hiền lành, hòa thuận với anh em, gia đình, xóm làng và bè bạn.

Sau khi ra làm quan, ông được triều đình nhà Lê (vua Lê Anh Tông năm 1563) cử giữ chức Chưởng bạ tước Văn Lý tử, tự do ra vào nơi cung vua, phục vụ nhà vua tận tâm, tận lực, luôn đứng về lẽ phải, về đạo lý để cùng chung gánh vác phò vua giúp ích cho dân, cho nước.

Đền thờ Trần Tịnh ở xã Kim Song Trường đón bằng di tích cấp quốc gia

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, lãnh đạo Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh trao bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia cho địa phương và đại diện dòng họ Trần Tịnh.

Trong thời gian này, nhà Mạc đứng đầu là Mạc Đăng Dung đã lợi dụng cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến, tìm cách diệt trừ các phe phái đối lập, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm phế truất nhà Lê, Chúa Trịnh để lên nắm chính quyền. Lúc này, với danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, Trần Tịnh đã phò vua giúp dân, giúp nước thoát khỏi cảnh binh lửa tương tàn.

Với công lao đó, đến đời vua Lê Thế Tông (1582) niên hiệu Quang Hưng năm thứ 5, ông được vinh thăng chức phụng sự, chế tại nội truyền mệnh. Đến năm 1592, Chúa Trịnh thắng nhà Mạc và 2 năm sau (1594), niên hiệu Quang Hưng thứ 17, ông lại được gia phong chức đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tham tri, tước Văn lý bá.

Đền thờ Trần Tịnh ở xã Kim Song Trường đón bằng di tích cấp quốc gia

Đông đảo người dân cùng con cháu dòng họ Trần Tịnh đón rước bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Trong thời gian chúa Trịnh lên nắm quyền bính, Trần Tịnh có công lao to lớn xông pha nơi trận mạc phò vua. Sau này đến đời vua Lê Kính Tông (1601), niên hiệu Hoằng Định thứ 2, xét công lao của ông trong buổi đầu khó khăn phò vua cứu chúa, ông được vinh phong làm chức Hiệp mưu tá lý công thần.

3 năm sau, niên hiệu Hoằng Định năm thứ 5 (1604), ông được vua phong chức Tổng thái giám, chưởng cung nội thừa chế sự, tước Văn Lý Hầu.

Đền thờ Trần Tịnh ở xã Kim Song Trường đón bằng di tích cấp quốc gia

Trần Tịnh làm quan trải qua 3 triều vua. Từ vua Lê Anh Tông (1556 - 1573), vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), đã đóng góp cho đất nước trong bối cảnh xã hội phong kiến rối ren thời Lê - Trịnh thế kỷ 16, 17. Ông là một vị quan thanh liêm chính trực, đức độ, nhân nghĩa, giàu lòng nhân ái vị tha, thông minh và giàu dũng khí, được Nhân dân yêu mến, kính trọng, quân sỹ cảm phục, bạn bè nể trọng, vua tôi tin tưởng, yêu mến.

Sau khi mất, để tưởng nhớ đến công lao và sự nghiệp giúp dân, cứu nước của ông, triều đình phong kiến nhà Lê - Trịnh đã gia phong ông chức Liêm quận công, tước Văn Lý Hầu.

Với công lao to lớn đó, các triều đại phong kiến kế tiếp sau từ thời Lê đến thời Nguyễn đã phong ông vào hàng ngũ những công thần tiết nghĩa, ghi danh công trạng và địa vị của ông đối với quê hương, đất nước.

Đền thờ Trần Tịnh ở xã Kim Song Trường đón bằng di tích cấp quốc gia

Tấm văn bia thời Lê cổ quý hiếm, có niên đại năm Hoằng Định thứ 17

Di tích đền thờ Quận công Trần Tịnh tọa lạc trên một khuôn viên cao, rộng, thoáng với diện tích 2.880 m2, xung quanh được bao bọc bởi làng mạc dân cư đông đúc, trù phú. Di tích có hệ thống tam quan, tắc môn, tường bao, nhà hạ điện, thượng điện, nhà bia và phần mộ của ông.

Hiện nay, tại di tích còn lưu giữ được tấm văn bia thời Lê cổ quý hiếm, có niên đại năm Hoằng Định thứ 17, triều vua Lê Kính Tông (1616). Đây là tấm bia cổ nhất còn lại ở Hà Tĩnh. Ngoài văn bia cổ, tại đây còn lưu giữ 3 đạo sắc phong cổ thời Lê và thời Nguyễn ghi danh công trạng của ông đối với quê hương, đất nước.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...