Dịch bệnh đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp tại khu vực châu Phi

Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ riêng trong tuần qua, lục địa này đã ghi nhận tổng cộng 3.160 ca mắc mới bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 434 ca được xác nhận và 107 ca tử vong.

Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Nyiragongo, Bắc Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo. (Ảnh: THX/TTXVN)
Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Nyiragongo, Bắc Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 13/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi đã kêu gọi tăng cường hơn nữa các biện pháp phát hiện và giám sát bệnh đậu mùa khỉ (mpox), khi tổng số ca mắc và nghi mắc ở châu Phi trong năm nay đã tăng lên 26.543, trong đó có 724 ca tử vong.

Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ riêng trong tuần qua, lục địa này đã ghi nhận tổng cộng 3.160 ca mới, trong đó có 434 ca được xác nhận và 107 ca tử vong.

Ông Kaseya lưu ý rằng số ca mpox đã có xu hướng tăng kể từ tháng Năm, song số liệu thống kê chỉ mới tăng lên gần đây chủ yếu là do năng lực phát hiện của các thành viên Liên minh châu Phi (AU) đang ngày càng được cải thiện.

Dữ liệu từ cơ quan chăm sóc sức khỏe của AU cho thấy các trường hợp được báo cáo đến từ 15 quốc gia thuộc cả năm khu vực của lục địa, với tỷ lệ tử vong là 2,73%. Trong đó, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 41% và nam giới chiếm 63% trong số tất cả các trường hợp được xác nhận.

Theo báo cáo mới nhất của CDC châu Phi, cho đến nay, các khu vực Đông và Bắc Phi vẫn chưa ghi nhận các trường hợp tử vong liên quan đến mpox.

Riêng tại khu vực Bắc Phi, mới chỉ có Maroc là quốc gia đầu tiên ghi nhận ca mắc trong năm nay. Trung Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 23.761 trường hợp, trong khi Đông Phi đã báo cáo 1.644 trường hợp.

Sự lây lan nhanh chóng của mpox kể từ tháng Năm đến nay chủ yếu diễn ra ở các quốc gia lân cận Cộng hòa Dân chủ Congo.

Giữa tháng Tám, CDC châu Phi đã tuyên bố đợt bùng phát mpox hiện nay ở châu Phi là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng của lục địa (PHECS).

Ngay sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ban bố Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) vì bệnh đậu mùa khỉ, kích hoạt mức cảnh báo toàn cầu cao nhất đối với mpox lần thứ hai trong vòng hai năm.

Cũng trong ngày 13/9, CDC châu Phi đã tuyên bố khởi động kế hoạch ứng phó chung của lục địa với WHO.

Kế hoạch kéo dài sáu tháng này, từ tháng 9/2024 đến tháng 2/2025, có ngân sách ước tính gần 600 triệu USD. Trong đó, 55% được phân bổ cho các nỗ lực ứng phó mpox ở các quốc gia bị ảnh hưởng và 45% còn lại dành cho hỗ trợ hoạt động và kỹ thuật thông qua các tổ chức đối tác./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.