(Baohatinh.vn) - Ngay khi Trung tâm Hành chính công ra đời, cùng với sự có mặt của các quầy thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) của 18 sở, ngành, Bưu điện Hà Tĩnh được giao nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển phát kết quả đến tay công dân theo địa chỉ yêu cầu. Dịch vụ bưu chính đã trở thành một mắt xích cần thiết góp phần rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp (DN).
Cán bộ Bưu điện tỉnh tại Trung tâm Hành chính công làm thủ tục trả kết quả về giấy phép lái xe tận nhà cho người dân.
Chủ động nhập cuộc
Tại Trung tâm Hành chính công, Bưu điện tỉnh đã chủ động đề xuất bố trí 2 quầy dịch vụ bưu chính ở 2 sảnh làm việc để tiếp nhận và thực hiện trả kết quả cho người dân, tổ chức, DN đến tận địa chỉ…
Chị Trịnh Mai Trang - một trong 2 cán bộ của Bưu điện tỉnh được phân công làm việc tại các quầy dịch vụ bưu điện ở Trung tâm Hành chính công cho biết: “Theo quy định thì sau 1 ngày, các sở, ngành chuyên môn trả kết quả, bưu điện sẽ chuyển về tận địa chỉ khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cố gắng chuyển kết quả tới các điểm bưu điện ngay trong ngày có kết quả từ các sở, ngành. Đồng thời, cán bộ bưu điện văn hóa xã sẽ ưu tiên chuyển sớm cho người nhận...".
Cần giải pháp đồng bộ
Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định các hình thức thực hiện TTHC qua hệ thống bưu chính công ích nhưng lộ trình triển khai lại chưa được xác định cụ thể. Đặc biệt là để đi tới việc thực hiện hình thức tiếp nhận và trả kết quả, trước hết, UBND tỉnh cần sớm chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ bưu điện văn hóa xã về nghiệp vụ xử lý bộ TTHC công theo Quyết định 1174/QĐ-UBND ngày 3/5/2017 (về việc công bố danh muc TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh).
Đội ngũ nhân viên Bưu điện Hà Tĩnh nhận chuyển phát nhanh hồ sơ đến tận nhà cho người dân theo yêu cầu
Bên cạnh đảm bảo yếu tố về chất lượng nhân lực, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị thì việc kết nối phần mềm giữa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông với phần mềm dịch vụ công trực tuyến của UBND tỉnh cũng cần được triển khai kịp thời.
Cùng đó, một nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa là các ngành, đơn vị chức năng cần phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân, DN biết về các bộ hồ sơ TTHC thực hiện qua bưu điện để họ tiếp cận, sử dụng, từ đó, góp phần quan trọng xây dựng và triển khai thành công mô hình chính quyền điện tử, tăng chỉ số cải cách hành chính và chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian tới.
Giám đốc Bưu điện tỉnh Nguyễn Kiên Cường:
Bưu điện tỉnh đã sớm triển khai nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng nhân lực nhằm thực hiện tốt hơn việc tiếp nhận, chuyển trả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến thời điểm này, đã có 199/230 điểm bưu điện văn hóa xã được đầu tư nâng cấp hạ tầng và trang bị hệ thống máy vi tính có kết nối internet; dự kiến, đến năm 2018 sẽ đầu tư hoàn thiện 100% điểm bưu điện văn hóa xã..
Ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Hà Tĩnh được Cục trưởng Cục Thống kê giao Phụ trách Chi cục Thống kê Hà Tĩnh từ ngày 1/4/2025.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, các đại biểu đã biểu quyết và thông qua 12 nghị quyết chuyên đề tại Kỳ họp thứ 26 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu quá trình hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã cần bám sát yêu cầu chỉ đạo của Trung ương, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, có chọn lọc, phù hợp thực tiễn; đảm bảo hài hòa giữa kế thừa, ổn định và đổi mới, mở rộng không gian phát triển...
Tuyến đường vào ra Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Trạm Y tế xã Cẩm Nhượng... xuống cấp nghiêm trọng nên cử tri huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đề nghị các cấp quan tâm sửa chữa.
Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có văn bản gửi thành ủy, tỉnh ủy về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến hoặc lấy phiếu qua trang thông tin điện tử, họp biểu quyết đại diện hộ gia đình ở xã, thôn, tổ dân phố... về sáp nhập tỉnh, xã.
Với việc xếp thứ 6 cả nước về Chỉ số PAPI năm 2024 đã cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của Hà Tĩnh trong tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân.
BCH Đảng bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa tổ chức họp thảo luận các nội dung liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.