(Baohatinh.vn) - Chiều 31/5, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, dự thảo bổ sung 5 hoạt động gồm: Tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm vào 1 nhóm, gọi là dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Các quy định liên quan (giải thích từ ngữ, điều kiện cung cấp dịch vụ…) đều được quy định chung cho cả nhóm này và độc lập với các dịch vụ hiện có trong Luật Kinh doanh bảo hiểm (kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm).
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cách thiết kế trên là chưa thống nhất với bản chất của các loại dịch vụ có liên quan tới bảo hiểm, cũng như thông lệ quốc tế. Như vậy, theo khái niệm trên về “tư vấn bảo hiểm” thực chất là nằm trong hoạt động môi giới bảo hiểm, có chăng là thay đổi câu chữ. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại các quy định liên quan theo hướng gộp dịch vụ đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm vào cùng nhóm dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Cụ thể, sửa quy định dự kiến tại Điểm 21, Khoản 1, Điều 1 – Giải thích từ ngữ theo hướng: Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm cả đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Theo đó, các hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cũng cần phải có các quy định bổ sung thêm ở các khía cạnh về nội dung hoạt động. Bởi các hoạt động trên liên quan đến các kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng dự thảo luật chỉ mới quy định mỗi khái niệm và một số nguyên tắc, điều kiện hết sức chung chung cho tất cả các hoạt động trên.
Đồng thời, đại biểu đề nghị đổi tên Chương IV từ “Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm” thành “Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm”.
Ảnh TTXVN cung cấp
Liên quan đến việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 93a: Bộ Công thương đã giải trình về việc Chính phủ sẽ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung danh mục bảo hiểm bắt buộc, tuy nhiên đại biểu đề nghị xác định rõ cơ chế thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện luật.
Về “Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” (Điều 93b): Đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo sửa lại thành: “Có bằng đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm hoặc có bằng đại học trở lên chuyên ngành kinh tế và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp”, do dịch vụ bảo hiểm là hoạt động đòi hỏi phải có chuyên môn đúng chuyên ngành hoặc gần ngành hoạt động kinh doanh.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo văn bản cần thiết phải sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm một cách toàn diện, xác định các yếu tố liên quan phát sinh thực tế, đảm bảo tính thích nghi và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị hai bên lấy “Năm giao lưu nhân văn Trung - Việt 2025” làm thời cơ, triển khai giao lưu nhân văn bằng các hoạt động phong phú, đa dạng.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
Trung tướng Hà Thọ Bình yêu cầu thời gian tới lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ trực tiếp huấn luyện chiến sỹ mới của Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) thường xuyên sâu sát, duy trì huấn luyện nghiêm túc, chặt chẽ.
Hôm nay (14/4), Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Báo Hà Tĩnh lược đăng một số nội dung quan trọng của chỉ thị này.
Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đôn đốc các địa phương, hộ gia đình tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xóa nhà tạm, đảm bảo hoàn thành trước 19/5.
Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 và 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tin tưởng, với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ tiếp tục có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 11 khoá XIII, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu triển khai ngay 7 công việc.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Tĩnh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân theo hướng “vững mạnh, rộng khắp” gắn với tạo cơ chế, chính sách hợp lý, giúp lực lượng này có cuộc sống tốt hơn và phát huy được vai trò ở cơ sở.
Thủ tướng yêu cầu các bộ chủ trì tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật, Nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Các cơ quan soạn thảo, các ban HĐND tỉnh cùng đơn vị liên quan đang tập trung thực hiện các phần việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII.
Chủ trương sắp xếp 5 tổ chức chính trị - xã hội, 30 tổ chức hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các hội quần chúng khác về trực thuộc MTTQ Việt Nam vừa được Trung ương thống nhất.
Các nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào học tập tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học tốt hơn mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước.
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.