Doanh nghiệp Nhật “chuộng” lao động nhập cư có tay nghề hơn lao động phổ thông

(Baohatinh.vn) - Phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản ủng hộ chính phủ nới lỏng chính sách nhập cư nổi tiếng nghiêm ngặt của đất nước này để đối phó với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, tuy nhiên họ ưa chuộng những lao động có tay nghề, có thể hòa nhập tốt với môi trường làm việc hơn là lao động phổ thông.

Doanh nghiệp Nhật “chuộng” lao động nhập cư có tay nghề hơn lao động phổ thông

Một công nhân vệ sinh cửa kính của một tòa nhà cao tầng ở Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Tình trạng dân số già hóa nhanh chóng đã đặt ra nhiều thách thức cho đất nước mặt trời mọc. Chính phủ Nhật Bản thời gian qua đã cởi mở hơn khi cho phép người nước ngoài vào làm việc trong các lĩnh vực như nông nghiệp, tại các nhà máy sản xuất ôtô và các cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh rằng những động thái này chưa đủ quyết liệt để mở cửa cho lao động nhập cư.

Theo kết quả một khảo sát đối với các doanh nghiệp Nhật Bản được thực hiện bởi hãng tin Reuters mới đây, cho thấy, đa phần các công ty đều có sự phân biệt rõ ràng giữa lao động nhập cư được nhận vào làm việc sau khi đã vượt qua các bài kiểm tra về kỹ năng và lao động phổ thông. Khảo sát kín được thực hiện từ ngày 1/8 đến ngày 14/8, thu hút 483 doanh nghiệp có số vốn tối thiểu 1 tỷ yên (9 triệu đô la).

Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch cấp quyền cư trú với thời hạn 5 năm cho các lao động nhập cư đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Giới chức nước này cũng đang xem xét thiết lập một chương trình mới cho phép những lao động nước ngoài vượt qua các bài kiểm tra nhất định được ở lại Nhật Bản vô thời hạn và được mang theo gia đình mình sang Nhật.

Theo khảo sát, 50% các công ty lớn và vừa tại Nhật Bản đang thuê lao động nước ngoài và 60% ủng hộ chính sách mở cửa với lao động nhập cư. Tuy nhiên chỉ có 38% đồng ý tiếp nhận lao động phổ thông từ nước ngoài vào Nhật để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong nước.

“Nhìn chung, các công ty Nhật Bản vẫn thận trọng khi tiếp nhận lao động nước ngoài”, ông Yoshiyuki Suimon - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Nomura Securities, cho biết.

“Họ nhận thức được vấn đề sẽ phải sử dụng lao động nhập cư trong thời gian dài, nhưng hiện tại, họ đang cố gắng đối phó với tình trạng thiếu nhân lực bằng cách đầu tư vào công nghệ tự động hóa và tiết kiệm lao động. Các nhà hàng và doanh nghiệp bán lẻ cũng đang tích cực thuê sinh viên nước ngoài”, những người được phép làm việc 28 giờ mỗi tuần, ông Suimon nói thêm.

Một số doanh nghiệp xem lao động nhập cư không có kỹ năng như những lao động giá rẻ. Một số khác lại lo ngại việc đào tạo và quản lý lao động phổ thông nhập cư sẽ “độn” thêm chi phí cho doanh nghiệp, chưa kể đến rào cản về ngôn ngữ và văn hóa.

Số lượng người nước ngoài ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua lên 1,3 triệu người, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm dưới 2% tổng lực lượng lao động. Con số này ở Anh là 10%, Singapore là 38% và Hàn Quốc là 2%.

Cũng có không ít những người lo ngại rằng việc mở cửa cho lao động nước ngoài sẽ đe đọa đến sự an toàn, ổn định xã hội và làm tăng chi phí phúc lợi. Một số người lấy dẫn chứng các nước châu Âu hiện đã có quan điểm nhập cư cứng rắn.

“Nhân viên nước ngoài tại công ty chúng tôi là những kỹ sư đã tốt nghiệp từ các trường đại học Nhật Bản”, một người quản lý tại một công ty thiết bị điện tham gia cuộc khảo sát, cho biết.

“Những nhân viên này là những công nhân cổ trắng biết nói tiếng Nhật và đã nghiên cứu lý thuyết về công nghệ tại trường đại học. Chúng tôi sẽ xem xét ký hợp đồng những công nhân cổ trắng như vậy. Không có chỗ cho lao động nhập cư không có kỹ năng ở công ty chúng tôi”, người này nói thêm.

Cho đến thời điểm tháng 6/2018, số người lao động Việt Nam tại Nhật Bản khoảng 150.000 người tăng đáng kể so với 3 năm trước đây. Số lượng này chỉ đứng sau số lao động Trung Quốc tại Nhật Bản.

(Theo Reuters)

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.