Đọc lại Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Trong những ngày mùa thu tháng Tám kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn...

(Lời bình của Trịnh Thanh Sơn)

Đất nước

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây, thằng chúa đất

Đứa đè cổ, đứa lột da...

Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà!

Khói nhà máy cuộn trong sương núi

Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội

Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!

1948

(Rút trong tập thơ Người chiến sĩ, NXB Văn nghệ , 1956)

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi năm 1948
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi năm 1948

Đất nước ra đời sau bài hát Người Hà Nội chưa đầy một năm, vì vậy không khí trường ca vẫn còn thấm đẫm. Có thể coi Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một trường ca thu nhỏ, bởi nó mang trong mình đầy đủ những phẩm chất cốt lõi của một trường ca.

Chính vì vậy, bài thơ Đất nước đã là một gợi ý cho rất nhiều những trường ca sau này, xuất hiện trong thời chống Mỹ. Tôi nói là những "gợi ý", nhưng thực chất đó là những bài học về phương pháp tư tưởng, phong cách nghệ thuật, và cả thủ pháp nghệ thuật khi tiến hành một trường ca.

Tuy nhiên, bài thơ Đất nước vẫn nguyên vẹn và mãi nguyên vẹn là một bài thơ trữ tình hoành tráng và lộng lẫy. Nhà thơ sáng tác bài thơ này ở tuổi 24, ở tuổi ấy mà viết như thế, chỉ có những thiên tài mới làm nổi, chỉ có dân tộc và cách mạng mới làm nổi.

Tài năng của Nguyễn Đình Thi đã gặp được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn mà ta vẫn quen gọi là "bão táp Cách mạng", vì thế mà vút lên, vì thế mà bền lâu, vì thế mà cách tân và hiện đại.

Nói "hiện đại" là ngầm so sánh với cái gì trước đó là "chưa hiện đại". Ở đây tôi muốn dừng lại ở một so sánh nho nhỏ, rằng Đất nước của Nguyễn Đình Thi hiện đại hơn Thơ mới trước đó không bao lâu.

Ông mở đầu bài thơ bằng việc tả mùa thu, một mùa thu như bao mùa thu trong cách nhìn của mùa thu thứ nhất, mùa thu đầu tiên:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Ta nhớ những ngày thu đã xa...

"Những ngày thu đã xa" là những ngày thu nào vậy? Phải chăng, đó là một nỗi buồn trong thơ Bích Khê:

Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi... thu mênh mông!

Hay trong thơ Chế Lan Viên trước đó:

Thu đến đây, chừ biết nói răng

Chừ đây buồn giận biết sao ngăn

Tìm trong những sắc hoa đang rụng

Ta kiếm trong hoa chút sắc tàn!

Không phải vậy, nỗi nhớ mùa thu năm xưa là một mùa thu rất khác. Đó là mùa thu năm 1946, đất nước sau bao cố gắng của Bác Hồ, vẫn phải một lần nữa đứng lên đánh Pháp, đấy là mùa thu nhà thơ trẻ phải rời Thủ đô Hà Nội thân yêu một lần nữa để trở lại chiến khu Việt Bắc, với niềm tin "Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi". Phút chia tay với Thủ đô yêu dấu chưa đầy một tuổi Dân chủ Cộng hòa, tâm trạng nhà thơ mới bồi hồi, xao xuyến, xa xót làm sao:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!

Thơ ấy có nhạc và có hoa. Giai điệu đã sẵn trong giai điệu và tiết tấu của thơ rồi, còn vẽ một bức tranh lụa hay sơn dầu thì sao? Khó nhất là tả cho được cái buổi sáng "chớm lạnh", và những đường phố dài "xao xác hơi may". Còn "người ra đi đầu không ngoảnh lại" và "sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" chắc chắn là "nhìn được" bằng đường nét, bố cục và mầu sắc.

Nhưng không phải vậy đâu, tả được cái tình rưng rưng nước mắt của người "ra đi đầu không ngoảnh lại" kia mới là thật khó. Cái ấy, cái điều chiêm cảm ấy, chỉ có thơ mới làm được!

Và thơ cũng làm được một điều hơn thế, rằng chỉ sau hai khổ thơ đầu với lưu luyến, buồn thương, đau xót tiễn đưa, mùa thu bỗng khác hẳn, sáng bừng lên với một mầu sắc khác, bởi tâm trạng của người thơ đã khác, khỏe mạnh, tự tin và sáng bừng lên:

Mùa thu nay khác rồi!

Chỉ với năm chữ mở đầu của khổ thơ thứ ba "Mùa thu nay khác rồi" ta thấy tâm thế của người thơ đã chuyển, đã vươn tới một vị thế cao hơn, tự tin và sung mãn hơn trong tầm vóc của một nội lực lớn. Hình tượng của nhà thơ bỗng cao sừng sững:

Ta đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc, nói cười, thiết tha...

Nhận thức về "nội hàm" của một mùa thu mới là vô cùng sáng rõ và cách tân, bởi đây là mùa thu khác, mùa thu của những người đã có quyền làm chủ núi đồi, làm chủ những rừng tre phấp phới, và là một "mùa thu thay áo mới", một mùa thu "trong biếc, nói cười, thiết tha!".

Câu cuối của khổ thơ này thật tài hoa, và nó là đặc sản của thi tài Nguyễn Đình Thi.

Sự kết hợp của những tính từ - động từ - trạng từ, bất ngờ đến nỗi làm ta phải sững sờ trong chiêm cảm một vẻ đẹp ngôn ngữ Việt mà trước đây chưa bao giờ có. Ai trong biếc? Ai nói cười? Ai thiết tha? Chính là hồn của mùa thu mới, hồn của dân tộc vậy!

Một câu thơ mà làm sáng cả non sông, đất nước và làm cho chúng ta tự hào, tự tin biết bao. Một đất nước, với những ngày thu ấy, sẽ mãi mãi trường tồn. Đó là chủ quyền của người Việt, của giống nòi dân Việt. Trong cảm hứng hào sảng ấy ông viết tiếp:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông chảy nặng phù sa...

Để rồi, vang vọng những câu thơ hào sảng nhất về giống nòi:

Nước chúng taNước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ngày xưa nói về gì vậy?Những buổi ngày xưa nói gì đây?

Và ông trả lời như một bích họa thắm đỏ máu xương, rằng:

Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai xé nát trời chiều

Và: Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Tôi gọi những câu thơ này là những câu thơ thăng hoa nhất của người chiến sĩ - nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi. Ngoài những gì hay và đẹp nhất mà ông đã dâng hiến cho nền thi ca hiện đại Việt Nam, những câu thơ trên, ông đã tự khiêm nhường bộc lộ một thiên tài thi ca, ít ai sánh nổi:

Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắng quện vào nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào của đất nước. Một đất nước từng Ngời lên nét mặt quê hương/ Mỗi gốc lúa, bờ tre hồn hậu/ Cũng bật lên những tiếng căm hờn! Rồi ông nói, như hai triệu người dân chết đói nói, như tiếng vọng của những âm hồn:

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây, thằng chúa đất

Đứa đè cổ, đứa lột da...

Đau buồn ấy là đau buồn ký sự, đau buồn nhiếp ảnh, đau buồn hội họa. Còn đau buồn và phản kháng thơ phải cao bút lên như thế này, sâu thẳm và triết luận trong một so sánh và phương pháp tư tưởng đầy nghịch lý, minh triết như thế này:

Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà...

Những câu thơ tưởng như một lời đại ngôn ấy, bỗng làm người đọc xúc động và thẩm thấu một ý nghĩa quan trọng trong triết học về lẽ sống. Ai giết nổi chim và hoa? Ai bắn được "lòng dân ta yêu nước thương nhà!" Ấy là sự bắn vào hư không, ấy là sự tàn sát trong vô vọng. Hệ quả cuối cùng, chỉ là sự thất bại mà thôi!

Chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu đã thất bại hoàn toàn vì chân lý giản dị ấy, và Nguyễn Đình Thi - với một chiêm cảm lớn, đã tổng kết qua thơ.

Càng đọc Đất nước, chúng ta càng cảm nhận và thấu suốt, đó là một bài thơ lớn, được viết từ một tâm hồn, tâm hồn của một nghệ sĩ đồng hành với lòng dân, biết tôn vinh một giá trị vĩnh hằng, đó là tấm lòng cửa người dân với quê hương, đất nước. Non sông nước Việt vẫn trường tồn, đã trường tồn, đang trường tồn và sẽ trường tồn bởi một giá trị văn hóa vĩnh hằng, đó chính là: "Lòng dân ta yêu nước, thương nhà!

Trong những ngày mùa thu tháng Tám, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn:

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa!

Những câu thơ ấy cho ta gặp lại một mùa thu năm xưa, một mùa thu định mệnh của toàn dân tộc, và bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, sạch trong "mát trong như sáng năm xưa".

Viết về bài thơ Đất nước, tôi ngỡ như được gặp lại ông - một Nguyễn Đình Thi ân tình và cởi mở, thường gật đầu hiền hậu khi gặp tôi ở sân 51 Trần Hưng Đạo, đôi khi vẫy tay gọi lôi lên phòng của ông, tặng tôi một tập thơ vừa xuất bản. Trong tôi, Nguyễn Đình Thi vĩnh hằng là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn và độc đáo của dân tộc Việt.

Cùng với những bản nhạc Diệt phát xít, Người Hà Nội, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mãi mãi sống cùng non sông đất nước.

Theo Văn nghệ

Đọc thêm

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.