Dốc sức ứng cứu lũ lụt, khẩn trương đối phó bão Sarika

(Baohatinh.vn) - Các cấp, ngành, địa phương Hà Tĩnh phải tiếp tục tập trung cao cho việc ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là công tác cứu hộ, sơ tán dân cư vùng nguy hiểm, bị cô lập đến nơi an toàn; tuyệt đối không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước uống.

>> Hà Tĩnh: 24.158 hộ dân ngập lũ, 20 km đường sắt Bắc - Nam sạt lở

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký ban hành Công điện số 19 /CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với mưa lũ và bão Sarika, trong đó nêu rõ, do ảnh hưởng kết hợp của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường, rìa Bắc rãnh áp thấp nối tâm áp thấp nhiệt đới và nhiễu động đới gió Đông trên cao nên toàn tỉnh có mưa, có nơi mưa to đến rất to. Mưa lũ đã làm ngập lụt 93 xã, phường trên địa bàn 09 huyện, thành phố với tổng số hộ dân là 24.158 hộ.

doc suc ung cuu lu lut khan truong doi pho bao sarika

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh kiểm tra tình hình lũ lụt và trao mỳ tôm cứu trợ cho người dân vùng ngập lũ Hương Khê

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cơn bão có tên quốc tế là Sarika đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Philippin. Dự báo đến 13 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15.

Thực hiện Công điện số 1826/CĐ-TTg và Công điện 1827/CĐ-TTg ngày 15/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; để chủ động đối phó với tình hình mưa lũ đang xảy ra trên địa bàn và diễn biến của bão Sarika; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh và Công điện số 21/CĐ-PCTT ngày 14/10/2016 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh về đối phó với tình hình mưa lũ đang xẩy ra trên địa bàn.

Khẩn trương triển khai công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa, lũ; đặc biệt tập trung cho công tác cứu hộ, sơ tán dân cư vùng nguy hiểm, bị cô lập đến nơi an toàn; tổ chức chi viện lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, tuyệt đối không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước uống.

Tập trung nỗ lực cao nhất tìm kiếm người bị mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại.

Tổ chức kiểm tra, canh gác, hướng dẫn giao thông tại các bến đò dọc, đò ngang, các ngầm qua sông suối để tránh xảy ra các trường hợp thiệt hại về người do bất cẩn. Sẵn sàng phương án chuẩn bị "4 tại chỗ" tại các địa phương, đơn vị để chủ động cung ứng khi cần thiết.

Thông báo cho các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, nhất là các tàu hoạt động xa bờ biết thông tin về diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Kiểm đếm, nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển; thường xuyên giữ liên lạc với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN các công trình thủy lợi Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên, Sông Rác - Kim Sơn, Thủy điện Hố Hô, Thủy điện Hương Sơn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình ngập lũ vùng hạ du các hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa nước lớn để điều tiết một cách hợp lý, đúng quy trình được duyệt, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tiếp tục triển khai công tác ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn theo đề nghị của các địa phương.

doc suc ung cuu lu lut khan truong doi pho bao sarika

Các LLVT tập trung nỗ lực cao nhất tìm kiếm người bị mất tích

Giao Trưởng các Đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác PCTT&TKCN tại các địa phương theo phân công của UBND tỉnh tại Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 tiếp tục xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Sở GTVT (Tiểu ban đảm bảo giao thông phương tiện) chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để kịp thời chi viện cho các công trình trọng điểm khi có lệnh, phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra các chủ đò, phương tiện vận tải thuỷ, nếu không đảm bảo an toàn, tuyệt đối không cho hoạt động.

Sở TN&MT chỉ đạo Đài Khí tượng thuỷ văn theo dõi thường xuyên diễn biến của bão và tình hình mưa, lũ; phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin về tình hình, diễn biến của bão và mưa lũ cho các địa phương, các ngành và nhân dân được biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả.

Sở TT&TT đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt để phục vụ tốt cho công tác chỉ huy điều hành của tỉnh đến tận các địa phương và công trình trọng điểm.

Các Sở: Công thương, Y tế, Tài chính chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm, lương thực, thuốc men, kinh phí để kịp thời hỗ trợ cho nhân dân các vùng có nguy cơ bị chia cắt, vùng ngập sâu.

Các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình chuẩn bị mọi phương án để chủ động ứng phó có hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra.

Đài PTTH, tỉnh Báo Hà Tĩnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng đưa tin; thường xuyên thông báo diễn biến thiên tai cho các sở, ban, ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.

Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, Ban chỉ huy PCLB các công trình trọng điểm, các Tiểu ban tổ chức thường trực 24/24h để theo dõi, cập nhật các thông tin về diễn biến của bão và mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động ứng phó; báo cáo kịp thời mọi diễn biến về UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Giao Sở NN&PTNT (cơ quan Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) chủ trì, phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức theo dõi, tổng hợp diễn biến của bão và mưa, lũ; báo cáo và tham mưu kịp thời để UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách có thể xảy ra.

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.