Đổi mới công tác xác nhận người có công

Về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến việc xác nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Đổi mới công tác xác nhận người có công ảnh 1

Cán bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chia sẻ niềm vui với ông Trần Đình Hùng, thôn Phú Xuân, xã Thạch Bằng về ngôi nhà vừa được hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định hiện hành tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì căn cứ xác nhận có sự khác nhau đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống và người đã hy sinh, từ trần (người đã hy sinh, từ trần được bổ sung các loại giấy tờ làm căn cứ xem xét, xác nhận).

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi, bổ sung thống nhất căn cứ xác nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống và người đã hy sinh, từ trần.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, về cơ bản diện đối tượng này đã được xem xét xác nhận và giải quyết chế độ qua các giai đoạn. Dự kiến số lượng đối tượng xác nhận mới theo quy định sửa đổi, bổ sung khoảng 1.000 người, kinh phí tăng thêm khoảng 24 tỷ đồng/năm.

Bổ sung trách nhiệm của cấp huyện

Bên cạnh đó, quy định hiện hành không quy định trách nhiệm của cấp cơ sở trong việc thẩm định hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Điều này gây khó khăn cho cấp tỉnh trong việc xét công nhận, trả lại hồ sơ chưa đủ điều kiện.

Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi, bổ sung về thủ tục hồ sơ xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 theo hướng bổ sung cấp cơ sở (cấp ủy huyện) trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị xác nhận đối tượng, tạo thuận lợi hơn trong công tác xác nhận, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo chinhphu.vn

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.