Đợt rút quân Nga trên ảnh vệ tinh

Ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Nga rút một số khí tài khỏi khu vực giáp Ukraine, nhưng vẫn còn hàng loạt đơn vị triển khai tại biên giới.

Ảnh vệ tinh thương mại do hãng Maxar công bố hôm qua cho thấy các vị trí đóng quân của lực lượng Nga tại bán đảo Crimea và Belarus hôm 16/2, một ngày sau khi Moskva thông báo rút quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine .

Trong ảnh chụp bán đảo Crimea, hàng loạt xe thiết giáp tập kết ở ga tàu Yevpatoria để chuẩn bị rời khỏi khu vực. Bộ Quốc phòng Nga trước đó cũng công bố video tàu hỏa chở xe tăng và xe cơ giới vượt cầu nối bán đảo Crimea với đất liền. Dù vậy, binh sĩ và trang bị kỹ thuật Nga vẫn hiện diện ở nhiều khu vực tại Crimea, trong đó có thao trường Opuk, hồ Donuzlav và Novoozernoye.

Đợt rút quân Nga trên ảnh vệ tinh

Đoàn xe thiết giáp Nga tập kết tại ga tàu Yevpatoria hôm 16/2. Ảnh: Maxar.

Ảnh vệ tinh cho thấy một cầu phao mới xuất hiện ở sông Pripyat, cách biên giới Ukraine khoảng 6 km. Các nguồn thạo tin cho biết giới chức quân sự và tình báo Mỹ đang theo dõi chặt chẽ động thái dựng cầu phao này, nghi ngờ nó là một phần trong cơ sở hạ tầng hỗ trợ mà Nga chuẩn bị sẵn cho kịch bản động binh với nước láng giềng Ukraine.

Một đơn vị gồm 20 trực thăng tấn công mới xuất hiện ở sân bay Zyabrovka của Belarus, trong khi lượng lớn binh sĩ triển khai tới nước này tập trận đã rời khỏi nơi đóng quân và không xuất hiện trên ảnh vệ tinh.

Binh sĩ và khí tài Nga vẫn hiện diện ở nhiều thao trường khác trên lãnh thổ Belarus để tham gia đợt tập trận Quyết tâm Đồng minh 2022. Phần lớn lực lượng tập kết ở thao trường Rechitsa, đông nam Belarus, đã rời đi và không được tìm thấy, theo Maxar. Một đoàn xe quân sự trước đó di chuyển trong khu vực này và hướng về phía tây.

Đợt rút quân Nga trên ảnh vệ tinh

Khí tài Nga tập kết tại ga tàu gần thành phố Brest, Belarus, hôm 16/2. Ảnh: Maxar.

Căng thẳng Ukraine tăng nhiệt từ cuối năm ngoái, sau khi Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để lên kế hoạch tấn công nước láng giềng. Trong những tuần qua, Mỹ liên tục phát cảnh báo Nga “sắp tấn công” nhưng chính phủ Ukraine tin rằng tình hình “không có gì mới”.

Nga nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự ở biên giới là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.

Nga ngày 15/2 thông báo các đơn vị thuộc Quân khu phía Tây và phía Nam đang trở về căn cứ sau khi hoàn thành diễn tập gần Ukraine. Động thái này được đánh giá là nhằm hạ nhiệt căng thẳng và đáp trả cáo buộc họ sẽ tấn công Ukraine ngày 16/2.

Tuy nhiên, Ukraine và nhiều lãnh đạo phương Tây hoài nghi tuyên bố của Nga, khi nói rằng không thấy bằng chứng Moskva rút quân. Tình báo phương Tây vẫn lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể ra lệnh tấn công Ukraine bất cứ khi nào.

Đợt rút quân Nga trên ảnh vệ tinh

Ba hướng binh lực Nga quanh Ukraine.

Theo Vũ Anh/VNE

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.