Khánh thành hệ thống cáp treo Fansipan-Sa Pa hiện đại nhất thế giới

Sáng 2/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, Tập đoàn Sun Group đã phối hợp tổ chức khánh thành hệ thống cáp treo lên Fansipan, đỉnh núi được coi là nóc nhà của Đông Dương.

Toàn cảnh công trường xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan Sa Pa. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Toàn cảnh công trường xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan Sa Pa. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Đây là hệ thống cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới lần đầu tiên có mặt tại châu Á được xây dựng tại khu du lịch Fansipan Legend (thị trấn Sa Pa, Lào Cai).

Đến dự và cắt băng khánh thành công trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo các tỉnh lân cận cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, xây dựng, nhà đầu tư tài chính, tư vấn thiết kế, thi công công trình cáp treo Fansipan.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã biểu dương những nỗ lực của tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Sun Group đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành công trình cáp treo Fansipan đúng tiến độ.

Phó Thủ tướng cho rằng, việc đưa hệ thống cáp treo Fansipan vào hoạt động sẽ góp phần tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Lào Cai và cả vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

Công trình sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương và biến Sa Pa trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cáp treo Fansipan cũng thể hiện khát vọng và bản lĩnh của người Việt Nam trong việc kiến tạo được những công trình mang tầm vóc, đẳng cấp quốc tế và tạo một điểm nhấn quan trọng cho ngành du lịch Việt Nam.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng lưu ý chủ đầu tư dự án sau khi công trình đi vào hoạt động cần thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra nhằm đảm bảo cho hệ thống cáp treo được vận hành an toàn, đảm bảo các yếu tố về môi trường.

Tại buổi lễ, đại diện Kỷ lục Thế giới - Guiness World Record đã trao chứng nhận 2 kỷ lục Guiness cho cáp treo Fansipan Sa Pa là Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1.410m) và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới (6.292,5m).

Theo đại diện Nhà tư vấn, thiết kế công trình, đây là hệ thống cáp treo có giải pháp cứu hộ hoàn thiện nhất, trong mọi trường hợp, cáp treo vẫn chạy được để đưa hành khách về ga an toàn. Mỗi cabin cáp treo Fansipan Sa Pa có sức chứa tối đa 30-35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ, rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh Fansipan xuống còn 15 phút thay vì 2 ngày đi bằng đường bộ hiểm trở.

Với hệ thống ba dây hiện đại nhất thế giới, cáp treo Fansipan-Sa Pa có khả năng chịu được áp lực gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, mở ra cơ hội chiêm ngưỡng đỉnh Fansipan cho cả tất cả mọi người, kể cả người cao tuổi và trẻ em.

Dự kiến, sau khi tuyến cáp treo đi vào hoạt động, lượng khách du lịch đến với Sa Pa sẽ tăng từ 30-40%/năm, đến năm 2020, lượng khách du lịch đến với Sa Pa có thể lên đến 3 triệu lượt/năm. Đây cũng là sản phẩm du lịch chính của Sa Pa trong thời gian tới.

Ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn xây dựng, các cán bộ, công nhân viên trên công trường suốt hơn 2 năm đã vượt qua những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện lao động nguy hiểm để hoàn thành công trình cáp treo Fansipan đúng tiến độ.

Tuyến cáp treo Fansipan Sa Pa được khởi công vào tháng 11 năm 2013, do Tập đoàn Sun Group đầu tư và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo số 1 thế giới Doppelmayr Garaventa.

Cáp treo có độ cao 3.143m so với mực nước biển, khởi điểm từ Thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan - “nóc nhà Đông Dương” tại Việt Nam.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của tổ hợp dự án là 4.400 tỷ đồng. Toàn bộ nguyên vật liệu thi công dự án đều phải vận chuyển thủ công lên độ cao 3.143m./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.