Trung Thu ở phố cổ Hà Nội 100 năm trước qua ảnh

Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng trên dưới 100 năm trước lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho chúng ta cái nhìn chân thực về không khí rằm tháng tám một thời.

Phố cổ Hà Nội xưa và nay nổi tiếng là “khu phố khéo tay”, “khu phố đông đúc”, tấp nập buôn bán, nên Tết Trung thu ở Hà Nội thường bắt đầu từ những khu phố này, với các hiệu bánh nổi tiếng và các loại đồ chơi Trung thu. Trong ảnh là cửa hàng bán đồ chơi Tết Trung thu - Rằm tháng 8 trên phố Hàng Gai khoảng những năm 1920.

Với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, rất nhiều đồ chơi hoàn toàn thủ công nhưng rất tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao được làm ra. Trong ảnh là đèn cá chép, đầu lân, đèn lồng… được làm bằng giấy bày bán trên một cửa hàng ở phố Hàng Gai.

Đồ chơi không chỉ mang lại niềm vui cho các em thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu mà còn gắn liền với yếu tố lịch sử văn hóa và những câu chuyện tuổi thơ của biết bao thế hệ. Những món đồ chơi truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao... là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về sự sáng tạo và tinh thần hiếu học. Ảnh đồ chơi ông tiến sĩ làm bằng giấy.

Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn Phố phường Hà Nội xưa cho biết: “Từ mồng một tháng tám là cả phố nhộn nhịp. Tất cả các bà mẹ và trẻ con Hà Nội đều đến phố Hàng Gai. Tất cả các hàng trong phố đều đã biến thành những cửa hiệu bán đồ chơi Trung thu bằng giấy. Voi giấy, ngựa giấy, đèn con thỏ, con thiềm thừ, cá hóa rồng, đầu sư tử, đèn kéo quân…”. Ảnh đồ chơi đèn kéo quân làm bằng giấy và nứa

Ảnh một em bé với chiếc đèn lồng hình con thỏ.

Phố Hàng Thiếc trước ngày Tết Trung thu, với những đồ chơi bằng sắt tây được nhiều trẻ em ưa thích.

Hà Nội nổi tiếng với bánh Trung thu, nhiều người còn cho rằng không có bánh Trung thu ở đâu có thể sánh được với bánh Trung thu do chính tay của những người thợ bánh hàng Đường, hàng Buồm làm ra. Ảnh một hiệu bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, năm 1926.

Ảnh đồ chơi là những con giống làm bằng bột trên phố Hàng Đường.

Tết Trung thu là Tết của trẻ thơ, nên trong dịp này các em được người lớn quan tâm hơn những ngày thường. Trong ảnh là mâm cỗ Trung thu trong một gia đình khá giả ở Hà Nội.

Không chỉ nổi tiếng là “khu phố khéo tay”, “khu phố đông đúc”, tấp nập buôn bán, phố cổ Hà Nội còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội Trung thu truyền thống. Ảnh trẻ em chuẩn bị đèn kéo quân trên phố.

Tết Trung thu ở Hà Nội rộn rã và tưng bừng. Có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu, những con giống… nhưng ngần đó vẫn chưa đủ, phải có thêm cả những màn múa lân, múa sư tử hoành tráng. Ảnh đám trẻ nô đùa với đầu sư tử, chuẩn bị khởi hành cuộc rước qua các con phố.

znews.vn

Đọc thêm

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.