Giá đất trong đấu giá cao gây nhiều hệ lụy cho xã hội

(Baohatinh.vn) - Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh cho rằng, giá đất trong đấu giá cao gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Ngày 28/10, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ 8 tiếp tục với phiên thảo luận tại hội trường về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh Bùi Thị Quỳnh Thơ - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tham gia thảo luận.

241028xv8tranhluangiamsatgiadat4.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận.

Không đồng tình với ĐBQH Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) và ĐBQH Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) về quan điểm “giá đất trong đấu giá cao là tốt và tăng thu thuế cho ngân sách”, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ tranh luận, đưa ra quan điểm ngược lại và cho rằng, điều quan trọng là phải đánh giá tác động của mức giá đấu giá đất đối với thị trường bất động sản, đời sống người dân và sự phát triển bền vững.

ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ dẫn chứng, mức giá đất cao đột biến qua các phiên đấu giá như: ngày 30/8/2024, giá đất tại huyện Mỹ Đức cao gấp 16 lần giá khởi điểm; ngày 19/10, giá đất ở Hà Đông đạt đến 263 triệu đồng/m², gấp 8 lần khởi điểm. Hay như tại khu vực Cổ Loa, giá đất đã lên tới 200 triệu đồng/m². Những mức giá như vậy đã hình thành nên mặt bằng giá mới không chỉ tại khu vực đấu giá mà còn tác động đến các khu vực lân cận. Điều đáng lo ngại là phần lớn những người tham gia đấu giá đều chịu sức ép về chi phí cộng dồn, dẫn đến các giao dịch có thể không đem lại nguồn thuế đáng kể cho Nhà nước, nhưng lại tạo nên mặt bằng giá cao gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Đặt câu hỏi, liệu giá đất cao có thật sự mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ bày tỏ: Nhiều trường hợp giao dịch đấu giá đất không đóng góp nhiều cho thuế do hạn chế về số lượng giao dịch thực tế. Trong khi đó, hệ lụy của việc tăng giá đất là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Mặt bằng giá đất cao tạo ra những khó khăn không chỉ cho người mua bất động sản để ở, mà còn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất, bởi chi phí đầu vào cho đất đai ngày càng tăng.

bqbht_br_241028xv8tranhluangiamsatgiadat1.jpg
ĐBQH đoàn Hà Tĩnh - Bùi Thị Quỳnh Thơ tranh luận.

Theo quan điểm của ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ, khi cân nhắc giá đất, không nên chỉ tập trung vào việc xác định giá thị trường mà cần quan tâm đến giá bồi thường trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng, nếu giá đất tăng cao không kiểm soát, chi phí đầu vào này sẽ tác động lớn đến giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Với việc thông qua các quy định mới về đấu giá đất, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cần xem xét bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu tình trạng giá đất tăng cao do các yếu tố đầu cơ, tạo sự ổn định và bền vững cho thị trường bất động sản.

Đại biểu đề nghị việc xây dựng khung giá đất tại các địa phương không nên quá chú trọng vào giá thị trường mà cần phải cân đối nhiều yếu tố, trong đó đảm bảo đa số người dân có cơ hội mua nhà, đất là tư liệu sản xuất, yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Giai đoạn 2015 - 2023, thị trường bất động sản đã có những bước phát triển về quy mô, loại hình, số lượng, hình thức huy động vốn và các chủ thể tham gia; tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất cho xã hội, giúp cho các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển và nâng cao điều kiện sống cho các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.

Đến cuối giai đoạn giám sát, có khoảng hơn 3.363 dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị đã và đang triển khai thực hiện với quy mô sử dụng đất khoảng hơn 11.191 ha; 413 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 87.700 ha.

Về nhà ở xã hội, có khoảng 800 dự án đã được triển khai với quy mô 567.042 căn, trong đó: 373 dự án đã hoàn thành với quy mô 193.920 căn; 129 dự án đã khởi công với quy mô 114.934 căn; 298 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 258.188 căn.

Thảo luận tại kỳ họp, bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cho rằng thị trường bất động sản và nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại, bất cập, phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập; chưa có phương án xử lý, giải quyết hiệu quả các khu chung cư cũ không bảo đảm điều kiện sống cho người dân; nhiều dự án gặp vướng mắc, chậm được triển khai. Các loại hình bất động sản mới gặp nhiều vướng mắc pháp lý, thiếu quy định rõ ràng, cụ thể điều chỉnh…

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức thành công. Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đã chuẩn bị rất khẩn trương, kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ.
Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Từ hơn 4.000 tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) năm 2024, ban giám khảo chấm chọn 105 tác phẩm đạt giải. Hà Tĩnh vinh dự có 1 tác phẩm của nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh đạt giải; Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh được nhận bằng khen tập thể xuất sắc.
Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025 với yêu cầu phải tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Hà được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà; ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, nhiệm kỳ 2021-2026.
Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Năm 2025 về trong niềm tin và kỳ vọng! Cùng cả nước bước vào năm mới, một năm với nhiều sự kiện trọng đại; đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, Hà Tĩnh quyết tâm vượt mọi khó khăn; đổi mới, sáng tạo, bứt phá mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa trên hành trình mới.