Giá vàng hôm nay 4/7/2025: Vượt mức 121 triệu đồng/lượng

(Baohatinh.vn) - Giá vàng hôm nay 4/7/2025: Giá vàng miếng SJC được các công ty niêm yết ở mức trên 121 triệu đồng/lượng. So với hôm qua, giá mặt hàng này có tăng nhẹ ở cả 2 chiều mua vào - bán ra.

Giá vàng hôm nay 4/7/2025

Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 4/7/2025, giá vàng được một số doanh nghiệp niêm yết cụ thể như sau:

Giá vàng miếng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI và PNJ cùng niêm yết ở mức 119,3-121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), mức giá tăng 600.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với hôm qua.

Giá vàng SJC tại Phú Quý được doanh nghiệp giao dịch ở mức 118,6-121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giá vàng tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán so với hôm qua.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 119,8-121 triệu đồng/lượng chiều mua vào - bán ra. So với hôm qua, giá vàng tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Giá vàng hôm nay ngày 4/7/2025.

Giá vàng thế giới hôm nay 4/7/2025 và biểu đồ biến động giá vàng thế giới 24h qua

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 4h30 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 3,328.83 USD/ounce. Giá vàng hôm nay giảm 0,39% so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (26.389 VND/USD), vàng thế giới có giá 105,9 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế khoảng 15,4 triệu đồng/lượng.

Diễn biến giá vàng thế giới trong 24h qua.

Đồng USD và các chỉ số chứng khoán tương lai tại Mỹ đồng loạt tăng sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy khu vực phi nông nghiệp đã tạo thêm 147.000 việc làm trong tháng 6 vượt xa mức dự báo 110.000 việc làm từ các nhà phân tích do Reuters khảo sát.

Việc đồng USD mạnh lên khiến giá vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua ở nước ngoài, một yếu tố tiêu cực đối với nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất.

Ông David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại công ty High Ridge Futures, nhận định: “Số liệu việc làm tốt hơn kỳ vọng khiến khả năng Fed cắt giảm lãi suất sớm giảm đi đáng kể. Đồng USD theo đó tăng giá, tạo thêm áp lực cho thị trường vàng. Quan trọng nhất là ý tưởng về khả năng Fed giảm lãi suất ngay trong tháng 7 giờ đã không còn nữa”.

Hiện tại, giới đầu tư chỉ còn kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất tổng cộng 51 điểm cơ bản từ nay đến cuối năm, bắt đầu từ tháng 10, giảm so với mức kỳ vọng 66 điểm cơ bản trước khi báo cáo việc làm được công bố.

Vàng vốn không sinh lãi thường có xu hướng tăng giá trong môi trường lãi suất thấp, do chi phí cơ hội thấp hơn.

Về phía thương mại, Mỹ và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận vào ngày 2/7, ngay trước thời hạn chót ngày 9/7 khi các mức thuế mới của Mỹ dự kiến có hiệu lực, điều góp phần làm dịu căng thẳng thương mại toàn cầu.

Ở chiều chính trị, Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ tiếp tục thúc đẩy dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn của cựu Tổng thống Donald Trump với quy mô được ước tính có thể khiến nợ công của Mỹ tăng thêm 3.400 tỷ USD tiến tới vòng bỏ phiếu cuối cùng.

Dù giá vàng đang chịu áp lực ngắn hạn, một số chuyên gia vẫn nhìn nhận tích cực về triển vọng dài hạn. Ông Carsten Menke, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Julius Baer, nhận định: “Khi mức nợ của Mỹ tiếp tục gia tăng, giới đầu tư có thể sẽ lo ngại hơn về sự ổn định của đồng USD, điều này sẽ mang lại lợi thế cho vàng về dài hạn”.

Ở thị trường kim loại quý khác, bạc giao ngay nhích nhẹ 0,1%, lên mức 36,61 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim giảm mạnh 4%, còn 1.362,02 USD/ounce; palađi cũng mất 1,5%, xuống còn 1.137,45 USD/ounce.

Chủ đề Biến động giá vàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói