Giải mã phương tiện đặc biệt vận chuyển Su-27 tới Việt Nam

Vào giai đoạn giữa thập niên 1990, Không quân nhân dân Việt Nam bắt đầu được tiếp nhận những chiếc tiêm kích thế hệ 4 Su-27 Flanker hiện đại.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 200 triệu USD với Nga vào năm 1994 để đặt mua 6 tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27SK và Su-27UBK (phiên bản 2 chỗ ngồi). Đơn hàng đã bàn giao đầy đủ trong năm 1995.

giai ma phuong tien dac biet van chuyen su 27 toi viet nam

Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6001 - Chiếc Flanker đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.

Sau đó đến năm 1996, Việt Nam và Nga lại ký hợp đồng cung cấp 6 chiếc Su-27SK/UBK tiếp theo, chúng được giao hàng trong giai đoạn 1997 - 1998.

Trong những năm gần đây, hình ảnh thường thấy mỗi khi Nga đưa tiêm kích Su-30MK2 tới Việt Nam đó là những chiếc vận tải cơ khổng lồ An-124 Ruslan mở cửa khoang hàng phía buồng lái để đưa chiếc tiêm kích đó ra ngoài.

giai ma phuong tien dac biet van chuyen su 27 toi viet nam

Tiêm kích Su-30MK2 được vận chuyển sang Việt Nam bằng máy bay vận tải phản lực An-124 Ruslan

Thế nhưng đối với những chiếc Su-27 lại khác, "người vận chuyển" của chúng là loại An-22 Antaeus - chiếc máy bay vận tải sử dụng động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới.

giai ma phuong tien dac biet van chuyen su 27 toi viet nam

Tiêm kích Su-27 được đưa ra khỏi máy bay vận tải An-22 Antaeus

An-22 là máy bay thân rộng đầu tiên của Liên Xô. Cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các máy động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới Thậm chí nó còn từng là vận tải cơ khổng lồ nhất hành tinh cho đến khi chiếc Lockheed C-5 Galaxy của Mỹ ra đời.

Antaeus được xem như bản mở rộng của An-12, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 27/2/1965, được giới thiệu năm 1967 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1966 - 1976 với tổng số 68 chiếc xuất xưởng.

giai ma phuong tien dac biet van chuyen su 27 toi viet nam

Kích thước khổng lồ của máy bay vận tải quân sự An-22 Antaeus

Thông số kỹ thuật cơ bản: kíp lái 5 - 6 người; chiều dài 57,9 m; sải cánh 64,4 m; cao 12,53 m; trọng lượng rỗng 114 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn; tải trọng chuyên chở thông thường 80 tấn (hoặc có thể lên tới 100 tấn khi rút bớt lượng nhiên liệu trong thân) nhưng chỉ mang được 29 người trong khoang điều áp bố trí phía trước.

An-22 được trang bị 4 động cơ cánh quạt kép quay ngược chiều Kuznetsov NK-12MA công suất 11.186 kW mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 740 km/h; tầm hoạt động 5.000 km khi mang tải trọng tối đa; hoặc 10.950 km khi mang tải 45.000 kg; trần bay 8.000 m.

Do được chế tạo đã lâu và khả năng mang tải không bằng "người em" An-124 Ruslan cho nên đã rất lâu chiếc An-22 Antaeus không hạ cánh xuống dải đất Việt Nam, công việc hiện tại của An-22 hầu hết đã giao cho dòng phản lực Il-76 và An-124 đảm nhiệm.

Theo baodatvviet.vn

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.