Giai thoại về nhà thơ Huy Cận

(Baohatinh.vn) - Nhà thơ Cù Huy Cận đã vắng bóng ngót chục năm rồi, nhưng nhân cách ông, thơ ông, tâm hồn ông, tình bạn thủy chung của ông vẫn sáng chói trên thi đàn cũng như trong tâm tưởng người yêu thơ cả nước nói chung, làng thơ Việt nói riêng. Tuy nhiên, nhà thơ lớn này còn vô số những giai thoại dí dỏm rất đời, rất thơ mà không phải ai cũng biết. Câu chuyện sau đây sẽ làm chúng ta càng thương nhớ về ông mỗi khi tết đến, xuân về.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ nhất (2003) được tổ chức trọng thể tại Khu lưu niệm Nguyễn Du (Tiên Điền, Nghi Xuân) do Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh chủ trì. Đây là lần đầu tiên làng thơ Việt Nam được tôn vinh nên ai cũng háo hức. Hầu hết các nhà thơ từ trung ương đến 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đều có mặt. Đặc biệt, dù tuổi cao, đường sá xa xôi, nhưng nhà thơ Cù Huy Cận vẫn tham dự.

Giai thoại về nhà thơ Huy Cận ảnh 1

Nhà thơ Huy Cận và nhà thơ Ngô Thế Oanh (bên trái). (Ảnh: Nguyễn Đình Toán/ANTG).

Sau thủ tục dâng hương mộ Đại thi hào Nguyễn Du và danh nhân văn hóa Nguyễn Công Trứ, mộ Tể tướng Nguyễn Nghiễm (thân sinh Đại thi hào Nguyễn Du), Ngày thơ Việt Nam bắt đầu bằng bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác do 2 nghệ sĩ trình bày cùng tốp múa phụ họa. Cả khán trường bùi ngùi tưởng nhớ Bác - vị lãnh tụ, nhà thơ Hồ Chí Minh đã đi xa. Thời gian còn lại của buổi sáng dành cho một số nhà thơ tự trình bày thơ mình.

Đầu buổi chiều, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Nghi Xuân và thầy trò Trường THPT Nguyễn Du đến chúc mừng các nhà thơ. Hội trường chật ních, ban tổ chức phải huy động thêm ghế ngồi cả ra sân. Nhà văn Đức Ban - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh chủ trì mời nhà thơ Huy Cận mở đầu. Nhà thơ Huy Cận đã vào tuổi 83, vẫn mạnh khỏe và tỉnh táo. Nhà thơ đọc và tự bạch bài Tràng giang xong, đoạn say sưa “tràng giang” giảng Kiều.

Trước tình thế rất dễ củi một cành khô lạc mấy dòng, thời lượng có hạn mà nội dung còn dài, nhà văn Đức Ban như... đứng trên tổ kiến lửa. Tôi nói nhỏ với anh Cao Tiến Lê ngồi ghế trước bảo Đức Ban đem hoa lên tặng nhà thơ Cù Huy Cận. Được lời như cởi tấm lòng, Đức Ban trịnh trọng ôm bó hoa lên vừa chúc thọ, vừa cảm ơn nhà thơ. Nhà thơ Huy Cận vui vẻ nhận hoa, bất ngờ, ông hỏi lại Đức Ban:

- Các cậu phê bình mình nói dài chứ gì? Cho tớ nói thêm một tý.

Cả khán trường cười ồ. Đoạn, thi sĩ gói gọn lời kết bằng những câu chúc rồi về chỗ ngồi. Nhà văn Đức Ban trân trọng giới thiệu đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lên cảm ơn nhà thơ Cù Huy Cận.

Đồng chí Chủ tịch tỉnh lên bục xoa tay vào nhau chưa biết thưa gửi thế nào cho phải phép khi nhà thơ đã 83 tuổi… nên sau vài giây “è hẹm”, nói:

- Kính thưa cụ Huy Cận!...

Ngay tức khắc, nhà thơ Huy Cận đứng lên cải chính:

- Thưa đồng chí Chủ tịch, họ tôi dấu huyền không phải dấu nặng ạ!

Cả khán trường được bữa cười đau bụng. Riêng đồng chí Chủ tịch sau một thoáng lúng túng, bỗng cười xòa, chạy xuống chỗ nhà thơ, ôm lấy ông rối rít xin lỗi, ông đáp lại bằng sự thân tình như cha - con.

Qua câu chuyện “vui ra nước mắt” này, ta càng hiểu thêm các văn nghệ sĩ khát khao được cống hiến và cháy bỏng đam mê. Vì thế, ta càng tôn trọng và tiếc nhớ những tâm hồn lớn, nhân cách lớn phải ra đi khi chưa hoàn thành được mơ ước đời mình.

Áp Tết Ất Mùi, 2015

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.