Phong tỏa tạm thời toàn bộ thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn). Yêu cầu người dân Vân Đồn ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn...
Cơ quan chức năng huyện Vân Đồn quyết định phong tỏa thêm một số khu vực trên địa bàn có liên quan đến ca bệnh 1553 - Ảnh: T. THẮNG
Bên cạnh việc phong tỏa một số khu vực liên quan bệnh nhân mắc COVID-19 mới tại huyện Vân Đồn, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện Vân Đồn trong 21 ngày, theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 30-1, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND huyện Vân Đồn thực hiện việc giãn cách xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng kể từ 12h ngày 30-1 đến 12h ngày 21-2 (mùng 10-1 năm Tân Sửu), trên nguyên tắc đảm bảo giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.
Phong tỏa tạm thời toàn bộ thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn), và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch cho đến khi có chỉ đạo mới.
Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu người dân Vân Đồn ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn lên đường lấy mẫu xét nghiệm cho người dân - Ảnh: MẠNH TRƯỜNG
Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và nơi công cộng.
Lực lượng chức năng tổ chức khoanh vùng, thành lập các chốt kiểm soát không cho người ra vào khu vực phong tỏa cách ly.
Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Tổng cục Hậu cần hỗ trợ 2,5 tỷ đồng để xây dựng 50 căn nhà, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Việc trao tặng 2 ngôi nhà hạnh phúc nhằm động viên, hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh vươn lên trong cuộc sống.
Món quà trị giá không lớn nhưng chứa đựng những tình cảm của cả cộng đồng dành cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Y tế Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Tình trạng trâu bò thả rông trên các tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã tại Hà Tĩnh không chỉ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan mà còn xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Trao tặng nhà nhân ái cho các gia đình ở Hà Tĩnh là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân.
33 học viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) được đào tạo sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải và thực hiện làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà.
Hưởng ứng chiến dịch mùa đông tình nguyện năm 2024, Huyện đoàn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà nhân ái.
Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban MTTQ huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hỗ trợ góp phần hỗ trợ, động viên gia đình hộ cận nghèo trên địa bàn có chỗ ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống.
Bị chính quyền chấm dứt hoạt động, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng có xay băm dăm ở Hương Khê (Hà Tĩnh) mong muốn các cấp, ngành sớm có hướng tháo gỡ, đảm bảo hợp lý, hợp tình.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Cựu chiến binh huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và các nhà hảo tâm đã khởi công xây dựng nhà thờ cúng để tri ân liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân.
Sự hỗ trợ của tổ chức Zhishan Foundation (Đài Loan) đã góp phần giúp các nhà trường ở Hà Tĩnh nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tạo điều kiện để các em học sinh hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vượt khó.
Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Một trong những trục đường chính ở Cụm công nghiệp Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần sớm được nâng cấp, dọn dẹp vì ô nhiễm, xuống cấp, mất an toàn.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Sau thời gian dài “án binh bất động”, Dự án nhà đa chức năng và các hạng mục phụ trợ tại Trường TH&THCS Sơn Lĩnh (Hương Sơn – Hà Tĩnh) được thi công trở lại.