Thông tư 30 sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng gần với thực tế

Từ thực tiễn sau 2 năm thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học đã xuất hiện một số hạn chế, bất cập. Với tinh thần cầu thị, nhìn thẳng vào vấn đề; Bộ GD&ĐT đã và đang tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư theo hướng gần với thực tế hơn.

thong tu 30 se duoc sua doi bo sung theo huong gan voi thuc te

Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong tháng Tám để kịp thời áp dụng trong năm học mới. Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những chia sẻ với báo chí.

-Thưa Bộ trưởng, được biết, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về chủ trương này?

thong tu 30 se duoc sua doi bo sung theo huong gan voi thuc te

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Riêng đối với bậc tiểu học, tôi đánh giá rất cao vì đây là bậc nền tảng. Do đó, các cháu phải được học, được dánh giá hết sức nhẹ nhàng và căn bản.

Trước hết, phải khẳng định Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học là một trong những nội dung cụ thể nằm trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29.

Có thể nói, đây là cách đánh giá rất nhân văn, toàn diện đối với học sinh bởi các em không chỉ được đánh giá chuẩn kiến thức, mà còn được đánh giá năng lực về mọi mặt; qua đó giúp học sinh chủ động hơn, sáng tạo hơn trong các hoạt động học tập của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập mà phần nhiều rơi vào yếu tố chủ quan và tổ chức đánh giá.

Chẳng hạn như: Điều kiện áp dụng Thông tư 30 phù hợp với lớp học khoảng 25 – 30 học sinh, nhưng thực tế, ở nhiều trường một lớp có thể lớn hơn con số này rất nhiều.

Mặt khác, công tác truyền thông đến giáo viên, học sinh chưa thực sự tốt. Đặc biệt, trước một chủ trương mới thì cần được tổ chức thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm rồi mới có thể từng bước nhân rộng.

Vừa qua, việc triển khai thực hiện Thông tư này được áp dụng đại trà ngay nên bên cạnh những điểm tốt vẫn không tránh khỏi những nhược điểm gây bức xúc trong xã hội và tạo áp lực cho giáo viên.

Song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, khi thực hiện Thông tư 30 đã có một số giáo viên có sức ý, ngại đổi mới hoặc hạn chế về năng lực nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới. Do đó phải phân tích được đâu là bất cập về chuyên môn, kỹ thuật và đâu là bất cập về ý thức và nhận thức của giáo viên.

- Vậy tới đây Bộ sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 theo hướng nào – thưa Bộ trưởng?

Khung chuẩn là định hướng để các thầy cô đánh giá, còn trong quá trình thực hiện cần sự sáng tạo của các thầy, cô. Đã là đổi mới thì phải có quá trình, có cọ xát thực tế. Quan điểm của Bộ sẽ chỉnh sửa theo hướng gần với thực tế. Chỉ số quan trọng nhất vẫn là các cháu thấy vui tươi, tiến bộ từng ngày, phụ huynh phấn khởi và thầy, cô thấy tự tin và ngày càng yêu nghề.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Trước hết, chúng tôi chỉ đạo cần rút kinh nghiệm và đánh giá lại một cách nghiêm túc việc áp dụng trong thời gian qua. Quan điểm của Bộ là những điểm nào tốt, hợp lý thì kiên quyết phát huy, những điểm nào chưa phù hợp với thực tiễn thì phải điều chỉnh, sửa đổi trên tinh thần lắng nghe, cầu thị.

Theo đó, điều chỉnh để làm sao dễ nhớ, dễ thực hiện và quan trọng là tạo được hứng khởi cho các thầy, cô giáo khi đánh giá học sinh. Từ đó, các thầy cô có thể tự nâng cao kiến thức sư phạm và bắt tay vào công cuộc đổi mới.

Để thực hiện được điều này, cần phải chuẩn bị về cơ sở vật chất, trường lớp, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sổ đánh giá điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô phát huy được năng lực, sáng tạo trong quá trình thực hiện.

Riêng đối với bậc tiểu học, vai trò của phụ huynh rất quan trọng nhưng phần lớn lại chưa có kinh nghiệm. Vì thế tới đây, cách đánh giá như thế nào để phụ huynh cùng tham gia một cách thuận lợi nhất là vấn đề chúng tôi đang đặt ra.

Đánh giá toàn diện là tốt nhưng trong từng năng lực cũng phải định lượng thì mới biết được sự tiến bộ của các con qua từng ngày. Chẳng hạn, có thể xếp theo các mức A, B, C, D… Theo đó, mức A tương ứng với học sinh xuất sắc, mức B là khá, mức C - trung bình…

Khi khen giáo viên tuyệt đối không được khen “từng mặt”. Chẳng hạn: Khi khen về sự năng động, sáng tạo của một em học sinh nào đó, thì phải khen rõ ràng về sự sáng tạo ấy chứ không được khen: “về mặt năng động, sáng tạo...”.

Giáo dục toàn diện nên thể hiện từng điểm và khen về cái gì thì phải rất rõ và căn cứ vào định lượng để khen, nếu không lại trở thành cảm tính.

Ngoài ra, cũng không nên yêu cầu giáo viên quá cầu toàn trong đánh giá hằng ngày vì điều này có thể làm các thầy, cô cảm thấy quá tải. Giáo viên có thể đánh giá theo chu kỳ 1 tháng, hoặc 3 tháng để tổng hợp các khía cạnh, năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Sau đó giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh chứ không nhất thiết hằng ngày phải ghi sổ sách, như thế lại trở thành máy móc.

Quan điểm của Bộ là không theo hướng cầm tay chỉ việc. Khi đã có khung chuẩn để đánh giá, giáo viên sẽ tùy theo sự tiến bộ của học sinh mà áp dụng cách đánh giá của mình theo phương châm: linh hoạt, sáng tạo, không cứng nhắc, dập khuôn theo kiểu 63 tỉnh, thành đều giống nhau nhưng tất nhiên vẫn phải đảm bảo theo khung chuẩn.

- Theo Bộ trưởng, những sửa đổi, bổ sung theo hướng nêu trên liệu có khắc phục được những bất cập hiện nay hay không?

Riêng đối với bậc tiểu học, tôi đánh giá rất cao vì đây là bậc nền tảng. Do đó, các cháu phải được học, được dánh giá hết sức nhẹ nhàng và căn bản.

Hiện tôi đã nhận được bản báo cáo chỉnh sửa, bổ sung, giải trình về Thông tư 30. Về cơ bản là được, tuy nhiên tôi yêu cầu phải tiếp tục sửa đổi theo hướng chuẩn kiến thức, chuẩn năng lực phải rõ, phù hợp với lứa tuổi.

Chẳng hạn như: Để học sinh tiểu học hiểu được về lòng yêu nước, thì nên cụ thể, rõ ràng theo các tiêu chí như: yêu ông bà, bố mẹ, kính trọng thầy, cô…. Những tiêu chí này đọc lên là hiểu ngay, chứ nếu chỉ nói là yêu nước thì các em không thể hiểu hết nội hàm.

Điều tôi muốn nói là mức độ đánh giá phải lượng hóa để biết được ngày hôm nay các em tiến bộ hơn ngày hôm qua ở điểm nào. Còn nếu chỉ nhận xét chung là tiến bộ thì chưa được, mà khoa học giáo dục là phải có đo lường chất lượng tiến bộ.

Hiện chúng tôi đang tiếp tục yêu cầu chỉnh sửa và khi nào sửa xong sẽ lấy ý kiến của các thầy, cô giáo, sau đó mới xem xét và ban hành.

Quan điểm của chúng tôi là: Khi Thông tư mới được ban hành thì giáo viên, phụ huynh đọc lên thấy dễ hiểu, dễ làm là được, còn khi đọc lên mà vẫn thấy rối rắm thì chứng tỏ là chưa được.

Đây là việc nếu so với các nhiệm vụ giáo dục khác thì không phải lớn, nhưng lại nhạy cảm và rất cơ bản vì nó liên quan đến hàng triệu thầy, cô giáo và học sinh. Vì vậy làm tốt việc này sẽ có được nền tảng tốt và tạo được hiệu ứng tốt đối với xã hội.

- Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 lần này, ngoài việc tiếp thu ý kiến từ dư luận xã hội, Bộ có tham khảo ý kiến của các nhà khoa học hay không, thưa Bộ trưởng?

Nếu giáo viên không cho điểm số cụ thể như: điểm 9, 10 hay điểm 4, 5 nhưng giáo viên cũng có thể đánh giá học sinh ở mức A, B, C, D. Đành rằng là không công khai từng cháu với nhau nhưng bản thân các cháu và bố mẹ phải biết được để theo dõi được con mình trong tháng này tiến bộ như thế nào, đạt bao nhiêu mức A, B, C, hay D.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Chắc chắn là không thể không tham khảo ý kiến của các nhà khoa học. Tôi đã giao nhiệm vụ này cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Hiệp hội các trường Đại học Sư pham, chuyên gia của các trường ĐHSP nghiên cứu một cách căn cơ, độc lập với các nhà quản lý. Các nhà quản lý chỉ có trách nhiệm thẩm định.

Tới đây, khi việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện, tôi cũng sẽ giao cho các nhà chuyên môn độc lập, không bị áp lực bởi các nhà quản lý để thẩm định nhằm đảm bảo tính khách quan trước khi văn bản được ban hành.

- Trong năm học 2016 – 2017 này, giáo viên và học sinh có được thụ hưởng ngay những điều chỉnh, bổ sung mới của Thông tư 30 hay không, thưa Bộ trưởng?

Tôi đang đề nghị trong tháng Tám sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung để áp dụng ngay trong năm học mới và tôi sẽ trực tiếp ký. Cũng sẽ có hướng dẫn thực hiện và tuyên truyền để giáo viên, phụ huynh hiểu và bắt tay vào thực hiện.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Báo Giáo dục và Thời đại

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast