Gìn giữ phong tục tết Việt

(Baohatinh.vn) - Các phong tục cổ truyền đang dần được thay thế bằng những hoạt động mới trong đời sống xã hội. Tuy vậy, nhiều gia đình, nhiều người vẫn rất trân trọng, gìn giữ các mỹ tục như cách để gìn giữ cội nguồn văn hóa của dân tộc.

Gìn giữ phong tục tết Việt

Tết Nguyên đán là dịp để người Việt thực hành các nghi lễ, tập tục văn hoá truyền thống.

Khai bút đầu xuân

Khai bút là một trong những phong tục đẹp và nhiều ý nghĩa của văn hóa Việt Nam, nhất là đối với những người theo nghiệp viết lách. Năm nào tôi cũng “cất dành” cho mình một ít “vốn liếng”, để sau phút giao hòa của đất trời thì bắt đầu khai mở những vần thơ đầu tiên.

Xuân này, với mỗi con người miền Trung, đặc biệt là những người cầm bút, thật nhiều nỗi niềm, nhiều xúc cảm... Sau những cơn dư chấn của trận lũ lịch sử, miền Trung oằn mình “hàn gắn vết thương”, cứng cỏi bản lĩnh như truyền thống ngàn đời của con người nơi vùng đất thiêng núi Hồng, sông Lam, mạnh mẽ và kiên cường đứng dậy tái thiết quê hương.

Gìn giữ phong tục tết Việt

Khai bút là một trong những phong tục đẹp và nhiều ý nghĩa của văn hóa Việt Nam.

Trong gian khổ càng thấm thía những giá trị của tình người, của hành động nhường cơm sẻ áo, chia ngọt sẻ bùi của đồng bào khắp cả nước, từ nước ngoài hướng về miền Trung ruột thịt.

Viết, không chỉ để giãi bày cảm xúc, không chỉ để bộc bạch nỗi lòng, tìm kiếm niềm đồng điệu. Viết còn là cách để người nghệ sĩ thể hiện trách nhiệm của mình trước cuộc đời, gắn chặt ngòi bút với hơi thở của quê hương, với những biến chuyển của thời cuộc, của đất nước.

Xuân Tân Sửu - xuân của hình ảnh con trâu và người nông dân chăm chỉ cày xới trên ruộng đồng để mang về bao mùa quả ngọt. Đó cũng là xuân của người nghệ sĩ cày xới trên cánh đồng chữ nghĩa, gieo trồng lên trang giấy những mầm xanh của tình yêu…

Viết giữa sức sống mới của quê hương, đất nước là một niềm hạnh phúc! Bởi thế, trong muôn vàn những nhận cảm về cuộc sống, tôi cũng đã dành lại những cảm xúc lắng sâu nhất để sau thời khắc giao thừa có thể khai bút, để bắt đầu niềm hạnh phúc của riêng mình; để bắt đầu những bước đi mới trên chặng đầu tiên của hành trình kiến thiết tâm hồn con người.

Bữa cơm tất niên

Ngày nay, ở một số làng quê Hà Tĩnh, người dân vẫn giữ tục lệ mời nhau bữa cơm tất niên để tiễn năm cũ. Bữa cơm như sợi dây vô hình gắn kết thêm tình làng, nghĩa xóm, anh em, họ hàng…

Nói là bữa cơm tất niên nhưng tùy tình hình mà gia chủ có thể tổ chức vào chiều 29, trưa 30 hoặc chiều 30 tết. Khách mời là những gia đình ở gần nhau, có thể là anh em, họ hàng, có thể là hàng xóm.

Gìn giữ phong tục tết Việt

Sau khi dâng cúng tổ tiên, bữa cơm tất niên được coi là sợi dây gắn kết tình làng nghĩa xóm. Ảnh internet

Ở các làng quê, nhà nào cũng làm cơm cúng tất niên nhưng không phải ai cũng có điều kiện mời khách. Tục lệ này thường được tổ chức ở những gia đình có kinh tế khá giả; những gia đình có người đi làm ăn xa về quê ăn tết; hoặc cũng có thể là những gia đình mới có chuyện vui…

Bữa cơm được sửa soạn tươm tất với đầy đủ các món ăn ngày tết như thịt bò rim, thịt nấu đông, bánh chưng, giò chả, có khi có thêm cỗ lòng của con lợn mới thịt… Sự chuẩn bị của gia chủ như một lời cảm tạ thân tình đối với tình nghĩa anh em, láng giềng đã dành cho nhau trong suốt một năm qua.

Bên mâm cơm, chén rượu, họ cùng nhau ôn lại kỷ niệm và nói với nhau về những dự định, những ước vọng của năm mới; hoặc cũng có thể giãi bày với nhau những khúc mắc, hiểu lầm trong cuộc sống rồi chúc nhau chén rượu giảng hòa.

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là một tục lệ đã từng mai một, nay xuất hiện khá đậm nét trong đời sống của người Hà Tĩnh như cách để họ gửi gắm niềm tin yêu, hy vọng…

Đã thành thông lệ, chiều 30 tết năm nào, các bà, các mẹ trong xóm tôi cũng rủ nhau đi mua vôi. Vôi có 2 loại. Vôi bột và vôi tôi. Người ta có thể mua vôi về để quét lại cái cổng, cái hàng rào, cũng có thể dùng để rắc xua đuổi sâu bọ trên những luống rau mới bén.

Ngụ ý sâu xa của việc này chính là muốn xua đi những điều đen đủi của năm cũ, thay vào đó là những ngày mới thật tươi sáng… Còn vôi tôi thường để cho vào bình vôi ăn trầu với ngụ ý không để bình vôi bị rỗng ruột trong năm mới.

Gìn giữ phong tục tết Việt

Muối bán đầu năm được nhiều người gói vào túi nhỏ rất đẹp. Ảnh Internet

Xưa kia, người ta nghỉ tết mấy ngày mới có chợ nên độ mùng 5, mùng 6, khi các chợ mở bán, người ta mới lục tục đi mua muối. Các cụ già kể lại, xưa mua muối thường đong bằng bát, người bán phải vun cho bát muối có ngọn thật cao người mua mới hài lòng. Có khi còn được nhận tiền mừng tuổi. Ngày nay, bắt kịp xu thế của người dân, rất nhiều tiểu thương đã bày hàng muối để bán ngay từ sáng mùng 1 tết. Thay vì đong bằng bát, họ gói muối gọn gàng vào túi ni-lông hoặc cầu kỳ hơn thì cho vào túi vải màu đỏ như muốn gửi gắm thông điệp may mắn cho người mua.

Người Việt coi muối là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Tục mua muối đầu năm với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó giữa vợ chồng, con cái.

Trong quan niệm tâm linh, muối còn có tác dụng xua đuổi tà khí, ma quỷ, mang lại may mắn cho gia chủ. Ngày đầu năm, sau khi mua muối về, người ta thường hay chia thành nhiều túi nhỏ, đặt ở những vị trí đặc biệt trong nhà. Một phần khác được rắc ngoài ngõ như để bảo vệ sự may mắn của gia đình.

Trao lì xì - chúc nhau năm mới tốt lành

Lì xì năm mới là một mỹ tục phổ biến rộng rãi nhất trong văn hóa Việt. Tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng việc lì xì đều nhằm gửi trao cho nhau những điều tốt lành.

Lì xì thường được thực hiện đầu tiên trong gia đình sau phút giao thừa. Ngay trong thời khắc đầu tiên của năm mới, con cháu đã trưởng thành sẽ thực hiện nghi lễ mừng tuổi bố mẹ, ông bà. Ngược lại, ông bà, bố mẹ cũng lì xì cho con, cháu với nhiều lời dặn dò, gửi gắm.

Gìn giữ phong tục tết Việt

Những phong bao lì xì đỏ thắm, xinh xắn ẩn chứa những tình cảm tốt đẹp với lời chúc hạnh phúc và may mắn đầu năm. Ảnh Internet

Sau đó, trong những ngày du xuân, người ta sẽ lì xì cho những người có quan hệ thân thiết, có thể là ông bà, bố mẹ, con cái của bạn, có thể là bạn của bố mẹ, con cái mình, cũng có thể là bạn bè với nhau v.v…

Những phong bao lì xì đỏ thắm, xinh xắn ẩn chứa những tình cảm tốt đẹp với lời chúc hạnh phúc và may mắn đầu năm. Không chỉ lì xì bằng phong bao, ở nhiều nơi, người ta còn lì xì nhau bằng những hình thức khác. Có thể là gói bánh, quả cam của người hàng xóm dành cho các cụ cao tuổi, có thể là một con tò he đầy sắc màu dành cho trẻ em như một lời chào năm mới rực rỡ…

Vì ý nghĩa tốt đẹp đó nên không ai quan tâm giá trị của những phong bao lì xì. Cả người trao và người nhận đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong những ngày đầu năm mới.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...